Giải bài toán du lịch trực tuyến

DN làm du lịch trực tuyến (DLTT) trong nước cần phải làm gì để cạnh tranh được với các đơn vị nước ngoài khi DLTT đang trở thành xu thế. Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục t
Giải bài toán du lịch trực tuyến

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2019 cho thấy, năm 2018, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng hơn 30%., quy mô gioa dịch khoảng 8 tỷ USD, trong đó bán lẻ trực tuyến và DlTT chiếm tỷ trọng cao nhất.

Trong khi đó, theo báo cáo của Google và Temasek, quy mô DLTT Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỷ USD (tăng trưởng 15%), dự kiến năm 2019 sẽ lên tới 9 tỷ USD. Trong đó, việc đặt vé máy bay, phòng khách sạn, tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác trên môi trường trực tuyến ngày càng tăng trưởng nhanh và thuận lợi cho người tiêu dùng. rõ ràng, DLTT đang là xu thế không thể phủ nhận với khả năng mang đến cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho toàn ngành du lịch.

Theo một đánh giá tại hội nghị diễn ra mới đây, thị trường DLTT ở các đơn vị nước ngoài chiếm tới khoảng 80%, trong khi đó các đơn vị trong nước đang chiếm tỉ lệ rất nhỏ lẻ. Tổng cục Du lịch đã có sự chuẩn bị nào cho DLTT trong tương lai, thưa ông?

Để chuẩn bị cho DLTT cho tương lai, chúng tôi đã phát động cuộc thi DN khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng CNTT phát triển du lịch. Cuộc thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thế hệ trẻ cũng như các DN startup ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch. Đây là một nội dung quan trọng trong đề án ứng dụng tổng thể công nghệ thông tin trong ngành du lịch. Tại cuộc thi này, nhiều dự án triển khai công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch do người Việt sáng tạo đã được giới thiệu như: Ứng dụng cho phép kết nối du khách với người dân địa phương; ứng dụng tìm thuê xe tự lái, ứng dụng tra cứu những điểm đến; tìm kiếm và đặt phòng khách sạn...

Theo tôi đánh giá, sự cạnh tranh trong DLTT giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Trong quy định toàn cầu, sự cạnh tranh này sẽ phải thực hiện theo những cam kết mà chúng ta đã tham gia thông qua các hiệp định đã có. Vì vậy không thể có những bảo hộ vượt quá những cam kết đó. Sự cạnh tranh này cũng là quy luật cho nên chúng tôi luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN startup, để cho ra đời những sản phẩm du lịch thông minh hơn.

Vậy theo ông, DN DLTT trong nước cần phải làm gì để có thể cạnh tranh được với các đơn vị DLTT nước ngoài?

Để có thể cạnh tranh được với các đơn vị DLTT nước ngoài, DN du lịch Việt Nam cần phát huy điểm mạnh của mình đó chính là yếu tố văn hoá bản địa. Chúng tôi luôn đưa ra những định hướng cũng như khuyến nghị đối với các startup đó là phải luôn tự hào và coi những giá trị văn hoá Việt Nam trở thành một yếu tố cạnh tranh, là vũ khí cạnh tranh đặc biệt nhất trong thiết kế các sản phẩm tour, tuyến..

Tôi tin rằng du lịch thông minh trong nước sẽ chiến thắng nhờ vào phần mềm cộng với yếu tố bản địa địa phương.

Tôi có nói đùa với Agoda rằng, (Agoda là một trong những nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ nhất_PV), đố các bạn tìm nhanh được một địa chỉ tiếng Việt trên địa bàn nước sở tại. Điều đó sẽ khó khăn đối với Agoda nhưng phần mềm do người Việt Nam thiết kế sẽ làm được điều đó một cách dễ dàng. Đó là những yếu tố tôi cho rằng những DN startup trong lĩnh vực này cần quan tâm.

Thống kê của Hiệp hội du Việt Nam cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu tìm kiếm các thông tin du lịch trên mạng Việt Nam tăng hơn 32 lần. Trong đó, mỗi tháng có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản phẩm du lịch như tour trong nước, nước ngoài, đặt phòng khách sạn, vé máy bay... Tuy nhiên, số DN tham gia kinh doanh DLTT chỉ mới có trên 10 công ty như: ivivu.com, chudu24h.com, mytour.vn, tripi.vn.... Hầu hết các công ty du lịch Việt Nam phục vụ thị trường khách trong nước là chính và số lượng giao dịch còn khiêm tốn.

Mặc dù DLTT đang phát triển mạnh mẽ nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vậy Tổng cục Du lịch nói riêng và Chính phủ nói chung cần có biện pháp gì cho vấn đề này, thưa ông?

DLTT đang là xu hướng của thế giới. Tại Việt Nam, tỉ lệ đặt phòng trực tuyến cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Theo thống kê không đầy đủ, tỉ lệ đặt phòng trực tuyến chiếm khoảng 10-30%, đối với các khu nghỉ dưỡng tỉ lệ này lên tới khoảng 70%. Để tránh xảy ra điều đang tiếc trong vấn đề này, yêu cầu các bên cần phải chặt chẽ, cung cấp các dịch vụ đúng theo hợp đồng đã cam kết, nếu không sẽ bị kiện và mất uy tín.

Về chất lượng DLTT, đây là một bài toán chúng ta cần phải giải. Chúng tôi đang phối hợp với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các quy định tại Nghị định về xử phạt hành chính trong du lịch. Chúng tôi sẽ cùng các cơ quan chức năng có liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc này thông qua việc thanh tra, kiểm tra nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DN du lịch.

Về mặt chính sách, chúng tôi mong Chính phủ có những quy định, chính sách khuyến khích, vinh danh các DN DLTT làm ăn uy tín, tạo môi trường thuận lợi cho họ phát triển hơn nữa nhằm loại trừ những tổ chức làm ăn chộp giật. Cùng với các quy định pháp luật, các chính sách đó sẽ hạn chế tối đa những rủi ro trong bối cảnh mua tour trực tuyến đang có nhiều vấn đề.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Chi (ghi)

>> Ngành du lịch 2019: Làm gì để đạt 18 triệu lượt khách quốc tế?

Có thể bạn quan tâm