Giải mã hiện tượng lãi suất huy động tăng

Tuần qua trên thị trường tiền tệ, dân tình đang hướng sự chú ý về thông tin một số nhà băng đưa ra mức lãi suất huy động (LSHĐ) hấp dẫn qua phương thức phát hành chứng chỉ tiền gửi (CCTG).
Giải mã hiện tượng lãi suất huy động tăng

Điểm qua có thể kể đến gói sản phẩm CCTG dài hạn của Sacombank khi khách hàng tham gia chứng chỉ với mệnh giá tối thiểu là 10 triệu đồng kỳ hạn 5 năm +1 ngày sẽ nhận lãi suất lên đến 8,48%/năm; còn kỳ hạn 7 năm sẽ hưởng lãi 8,88%/năm cho năm đầu tiên.

LienVietPostBank cũng đã phát hành CCTG trung hạn (18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng) chỉ yêu cầu khách hàng mua chứng chỉ với mệnh giá từ 1 triệu đồng và bội số của 100.000 đồng, với mức lãi suất lên đến 8,8%/năm. Nhưng có lẽ mức LSHĐ cao nhất đang thuộc về VPBank khi ngân hàng này công bố huy động lãi suất kỳ hạn 5 năm lên đến 9,2%/năm.

"Thị trường ghi nhận mức LSHĐ từ 8,2% cho đến trên dưới 9%/năm là cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Vì sao lại có hiện tượng LSHĐ tăng?

Có ý kiến cho rằng, các NH đang phải cạnh tranh huy động vốn với các công ty tài chính (CTTC) nên các NHTM phải đẩy LSHĐ lên. Có ý kiến lại cho rằng có thể một số NH gặp khó khăn về thanh khoản nên phải đẩy lãi suất cao để “hút” nguồn vốn. Và ý kiến của nhiều chuyên gia là cũng có quan điểm lý giải, các NH đang cân đối lại nguồn vốn để đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn hoạt động an toàn của hệ thống.

Nếu nhìn ở quan điểm thứ nhất, đúng là hiện nay sau khi hàng loạt các CTTC được thành lập hoặc được mua bán, sáp nhập thì họ cũng bước vào “guồng máy” cạnh tranh, phải đẩy mạnh huy động nguồn để đáp ứng nhu cầu cho vay. Theo quy định thì CTTC cũng được phát hành CCTG. Xác định vị thế, uy tín cũng như mạng lưới không thể “đọ” được với các NH nên các CTTC đẩy lãi suất lên cao nhằm thu hút nguồn tiền.

Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia nếu một người có tiền nhàn rỗi họ sẽ không chỉ xem xét lợi ích từ việc nơi nào có lãi suất huy động cao để gửi, mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Khi khách hàng mua CCTG thì họ có thể chuyển nhượng được cho thấy tính thanh khoản của CCTG rất cao. Ví dụ, một khách hàng đầu tư vào CCTG trong vòng 3 năm, trong thời gian này khách hàng đó muốn có tiền mặt thì họ có thể bán lại CCTG đó cho NH, hoặc có thể bán ra thị trường một cách dễ dàng.

Trong khi trái phiếu của các CTTC bị giới hạn hơn nhiều, việc bán và chuyển nhượng CCTG của các CTTC khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu mua CCTG của NH, khách hàng cũng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn từ phía các NHTM điều mà các CTTC không làm được về dịch vụ. Vì vậy, khó có thể đưa ra nguyên nhân LSHĐ tăng là do cạnh tranh lãi suất giữa NH và CTTC vào thời điểm này.

Còn việc lo ngại thanh khoản nên phải huy động vốn thì cũng khó thuyết phục. Vì những yếu tố về kỹ thuật khi nhìn vào thị trường liên NH không có biểu hiện; cùng với đó thông thường nếu lo ngại thanh khoản các NH sẽ phải tăng lãi suất cao chủ yếu ở kỳ hạn ngắn nhằm giải thoát “cơn khát vốn” kịp thời chứ không sử dụng giải pháp phát hành CCTG – vốn có kỳ hạn dài, có phần kén chọn khách hàng để huy động vốn. Thêm thông tin nữa để khẳng định vấn đề thanh khoản không đáng lo khi cũng trong tuần qua, bên cạnh NH tăng LSHĐ thì cũng có một số NH đã giảm lãi suất như VIB, VietCapita Bank và VietBank.

Từ các phân tích trên thì nguyên nhân của việc tăng LSHĐ chỉ có thể là để các NH cân đối lại nguồn được thuyết phục hơn khi theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN kể từ ngày 1/7/2016, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ giảm dần từ mức 60% về 50% trong năm 2017 và 40% từ năm 2018; hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay kinh doanh bất động sản cũng tăng từ 150% lên 200% từ đầu năm 2017. Do đó, các NH phải tìm cách huy động nhiều hơn nguồn vốn trung và dài hạn và phát hành CCTG ở kỳ hạn dài là một giải pháp tích cực các NH đang thực hiện vào thời điểm này.

 Theo thoibaonganhang.vn

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...