Giảm áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong quý 1/2023

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của 3 tháng đầu năm mới xấp xỉ 40.000 tỷ đồng, con số này còn chưa bằng giá trị của riêng tháng 12/2022.

Theo thống kê của Thương Gia, tháng 12/2022 có gần 43.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm ngân hàng) đã đáo hạn. Thực tế, giá trị phát hành của các lô trái phiếu này lên tới hơn 56.000 tỷ đồng nhưng đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn gần 13.600 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp còn mua lại trước hạn ngay trong tháng, chỉ vài ngày trước thời điểm đáo hạn.

Nếu tính về giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn thì lớn nhất thuộc về CTCP Wealth Power (2.880 tỷ) và CTCP Bách Hưng Vương (2.680 tỷ). Hai công ty này thuộc nhóm Masterise nổi đình nổi đám suốt năm 2021 và không có hoạt động mua lại trước hạn. Được biết, đây là 2 lô trái phiếu phát hành vào tháng 12/2021 nhằm huy động vốn để phục vụ cho siêu dự án Global City.

trái phiếu doanh nghiệp
Nếu tính về giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 12/2022 thì lớn nhất thuộc về CTCP Wealth Power (2.880 tỷ)

Nếu tính quy mô nhóm, lớn nhất phải là VinFastVingroup với tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 8.305 tỷ đồng. Các lô trái phiếu đã được Vingroup và Vinfast thanh toán cho nhà đầu tư.

Các công ty thuộc nhóm Novaland xếp thứ 2 với giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là 4.600 tỷ đồng. Trong đó, giá trị phát hành 7.260 tỷ đồng và giá trị mua lại 2.660 tỷ và đều được thực hiện dồn dập trong tháng 12.

Riêng, NovaGroup phát hành 4 lô có giá trị 2.500 tỷ đồng trong năm 2019 và 2021 đến hạn vào cuối năm 2022, nhưng đơn vị này đã mua lại trước hạn 1.500 tỷ trọn 3 lô NVLH2122008, NVL2019.200 và NVLH2122015.

Bên cạnh đó là trái phiếu của các doanh nghiệp thành viên của NovaGroup như CTCP Đầu tư và phát triển BĐS Thuận Phát, BĐS Đà lạt Valley, Kinh doanh BĐS Thái Bình, Công ty TNHH Thành phố Aqua và CTCP Cao ốc Phương Đông.

Đứng thứ 3 phải kể đến là CTCP Bất động sản Greenwich, với giá trị đáo hạn 2.000 tỷ trái phiếu. Lô trái phiếu doanh nghiệp này được phát hành từ tháng 12/2020 với lãi suất 10%/năm.

Trong nhóm này đáng chú ý còn có MIK với 3 lô trái phiếu tổng giá trị trước mua lại là 4.148 tỷ đồng. Lô lớn nhất giá trị là 3.550 tỷ đồng do Công ty TNHH Khu Đông - Phú Quốc phát hành vào ngày 25/12/2020, nhưng công ty đã mua lại trước hạn 2.900 tỷ đồng. Do đó, giá trị đáo hạn lô trái phiếu này trong tháng 12 chỉ còn 1.248 tỷ đồng.

18 lô trái phiếu thuộc nhóm Sovico, bao gồm 1 lô của Địa ốc Phú Long và 17 lô của Sovico Group có tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng cũng đã đáo hạn. Tuy nhiên, hóm này giống nhóm Masterise không thực hiện hoạt động mua lại nào.

Theo thống kê, quý 1/2023 có tổng 40.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Con số này chưa bằng giá trị của riêng tháng 12/2022. Do đó, áp lực cho các doanh nghiệp cũng có phần nhẹ nhàng hơn trước.

Nhưng các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một áp lực nặng nề hơn, vì theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm, Thanh tra Chính phủ đang nắm tình hình để chuẩn bị thanh tra chuyên đề về việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp.

Xem thêm

Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, an toàn, hiệu quả

Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, an toàn, hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…