Giữa căng thẳng Mỹ-Trung về đại dịch Covid-19: Nga chọn "trung lập"?

Nga là một trong số những quốc gia đồng minh của Trung Quốc nhưng Tổng thống Nga Putin lại có mối quan hệ khá tốt đẹp với Tổng thống Trump của Hoa Kỳ.
Giữa căng thẳng Mỹ-Trung về đại dịch Covid-19: Nga chọn "trung lập"?

Nga đã cố gắng tìm cách giữ vị trí trung lập, “tránh xa” cuộc tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, phía nước Nga cũng cho biết, họ không thể hỗ trợ Hoa Kỳ trong một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus. 

Phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, đã đưa ra các bình luận sau khi một số quan chức tình báo Hoa Kỳ (hiện tại và trước đây) nói với CNBC News vào tuần trước về việc cộng đồng tình báo Mỹ đang xem xét khả năng liệu có phải nguồn gốc Covid-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay không. 

Khi được hỏi về việc TT Putin đã bao giờ thảo luận vấn đề này với TT Hoa Kỳ hay chưa, ông Peskov khẳng định: “Vấn đề chưa bao giờ được thảo luận.” 

“Chúng tôi nghĩ rằng một cuộc điều tra về nguồn gốc của loại virus này không phải là điều Nga có thể hỗ trợ dù cho là dưới bất kỳ hình thức nào. Và chúng tôi cũng cho rằng việc điều tra và đổ lỗi cho một quốc gia nào đó khi không có bất kỳ bằng chứng xác thực là không nên.”

Nga đang phải trải qua một sự gia tăng nhanh chóng trong các ca nhiễm Covid-19, ghi nhận 4.774 ca nhiễm mới vào thứ Năm (23/4). Tổng số trường hợp hiện lên đến 62.773 người, trong đó 555 đã tử vong. 

Ông Peskov cho biết, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không hề bị ảnh hưởng vì đại dịch và các nước láng giềng vẫn luôn duy trì quan hệ chặt chẽ. “Nga là một trong những quốc gia đầu tiên mở rộng hỗ trợ cho các bác sĩ Trung Quốc… sau đó Trung Quốc cũng đã gửi thiết bị giúp đỡ Nga. Các nhà lãnh đạo hai nước luôn giữ liên lạc thường xuyên. Những thách thức chung như vậy thực sự là một lý do để các quốc gia tăng cường hợp tác.” 

Có thể thấy, Nga - một đồng minh của Trung Quốc nhưng cũng có mối quan hệ khá tốt với TT Hoa Kỳ Donald Trump - đang cố gắng giữ thái độ trung lập khi đại dịch Covid-19 đã khiến mỗi quan hệ Mỹ-Trung vốn nhạy cảm nay càng thêm căng thẳng. 

Không chỉ nhiều lần lên tiếng đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch và chỉ trích WHO, cách đây vài ngày, TT Donald Trump đã nói rằng, Trung Quốc sẽ "phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng” nếu quốc gia này “cố ý” để đại dịch bùng phát. 

Trọng tâm cuộc điều tra của Hoa Kỳ xoay quanh các vấn đề liên quan đến Viện virus học Vũ Hán do Trung Quốc hậu thuẫn, nơi đã có nhiều nghiên cứu về các loại bệnh ở loài dơi. Viện virus Vũ Hán đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc và nói rằng đó là “những thuyết âm mưu” mang tính đả kích.

WHO cũng đã tham gia vào cuộc “khẩu chiến”, nhắc lại nhiều lần về “khả năng virus Covid-19 có nguồn gốc từ động vật chứ không liên quan hay được chế tạo ra trong các phòng thí nghiệm hay bất cứ nơi nào khác”. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…