WHO thừa nhận sai lầm khi đánh giá quá thấp rủi ro virus corona từ Vũ Hán

WHO từng bị chỉ trích nhiều lần về cách xử lý các cuộc khủng hoảng y tế trước đó, vào thứ Hai WHO đã thừa nhận sai lầm về đánh giá rủi ro liên quan đến loại virus chết người tại Trung Quốc.
WHO thừa nhận sai lầm khi đánh giá quá thấp rủi ro virus corona từ Vũ Hán

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giải thích rằng họ đã tuyên bố không chuẩn trong những báo cáo trước đó về tình hình của dịch cúm Vũ Hán tại Trung Quốc công bố vào ngày thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước, khi đó WHO nhấn mạnh rằng rủi ro toàn cầu ở mức trung bình.

Bản thân WHO từng bị chỉ trích nhiều lần về cách xử lý các cuộc khủng hoảng y tế trước đó, vào ngày thứ Hai đã thừa nhận sai lầm về đánh giá rủi ro liên quan đến loại virus chết người tại Trung Quốc, theo Channel News Asia.

Cuối ngày Chủ Nhật, WHO cho rằng rủi ro tại Trung Quốc rất cao, cao cả ở cấp độ khu vực và cao cả ở quy mô toàn cầu.

Trong chú giải, WHO nhấn mạnh rằng họ đã tuyên bố sai trong những báo cáo trước đó rằng rủi ro ở mức trung bình. Việc điều chỉnh mức độ rủi ro không đồng nghĩa rằng tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đã được tuyên bố. 

Vào ngày thứ Năm tuần trước, WHO đã không tuyên bố dịch cúm Vũ Hán là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, cụm từ này thường được sử dụng cho những dịch bệnh tồi tệ cần đến phản ứng chính sách trên toàn cầu.

Virus cúm Vũ Hán lần đầu bị phát hiện tại thành phố Vũ Hán vào ngày 31/12/2019. Từ đó đến nay, loại virus này đã lây lan sang hơn 2.700 người trên khắp thế giới, tuy nhiên các ca mắc chủ yếu tập trung ở Trung Quốc. Tại các nước khác người ta mới chỉ phát hiện một vài trường hợp.

Cách tiếp cận đầy thận trọng của WHO với bệnh dịch lần này có thể hiểu được có nguyên nhân từ việc trước đây WHO đã chịu nhiều chỉ trích khi phản ứng quá nhanh hoặc quá chậm khi sử dụng các thuật ngữ để miêu tả tình trạng của bệnh dịch, lần đầu tiên được dùng cho dịch cúm gà N1N1 vào năm 2009.

Trong dịch lần đó, WHO đã bị chỉ trích vì tạo ra làn sóng mua gom vắc xin khi thông báo rằng dịch bệnh đã lây lan mạnh, cuối cùng sau đó mọi người đều tức giận vì virus chẳng nguy hiểm như tính toán ban đầu. 

Thế nhưng đến năm 2014, WHO bị phản đối dữ dội khi mà quá chậm chạp phản ứng với dịch Ebola khi dịch này tàn phá 3 nước Tây Phi, cướp đi sinh mạng của 11.300 người tính đến khi nó kết thúc vào năm 2016.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...