Gói hỗ trợ lãi suất "ế", Ngân hàng Nhà nước liên tục thúc giải ngân

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP...
Ngân hàng nhà nước yêu cầu đânhr mạnh hỗ trợ lãi suất

Theo văn bản, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng tăng cường đẩy mạnh chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh theo quy định.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tiếp tục xác định việc triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP là nhiệm vụ trọng tâm, cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.

Với các tổ chức tín dụng, cơ quan điều hành tiền tệ đề nghị chủ động tiếp cận, đồng hành, hướng dẫn khách hàng, nhất là các khách hàng thuộc đối tượng và đang có dư nợ thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất để khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục được hỗ trợ lãi suất theo quy định.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng phải tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ lãi suất (qua các kênh báo đài, chính quyền địa phương, hiệp hội ngành nghề...), giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hiểu rõ về cách thức để tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất tại ngân hàng thương mại. Kịp thời nắm bắt các thông tin, phản ánh, khó khăn, vướng mắc (từ khách hàng, các hiệp hội, các cơ quan…) trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất để kịp thời xử lý, tháo gỡ; báo cáo Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành về các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất, kiến nghị (nếu có). 

Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước ra văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%. Thậm chí, hồi cuối năm 2022, gói hỗ trợ lãi suất này là vấn đề nóng trên thị trường, bởi ít ai chấp nhận một thực tế "có tiền nhưng không thể tiêu".

Thời điểm đó, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến hết năm 2022, giải ngân chính sách hỗ trợ 2% lãi suất mới đạt hơn 134 tỷ đồng, tương đương 0,3% tổng nguồn lực.

Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 để tạo điều kiện triển khai thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngay cả trường hợp sửa đổi Nghị định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng dự kiến chỉ có thể giải ngân được 2.345 tỷ đồng trong năm 2023.

Do đó, còn khoảng 37.520 tỷ đồng nguồn lực của Chương trình bố trí cho chính sách hỗ trợ 2% lãi suất có khả năng không thực hiện hết, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của Chương trình.

Về nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, qua khảo sát và báo cáo của các ngân hàng thương mại, vướng mắc lớn nhất khiến kết quả giải ngân gói hỗ trợ lãi suất còn thấp là các doanh nghiệp e ngại khi tham gia chương trình hỗ trợ giảm lãi suất, phải tuân thủ các thủ tục liên quan đến hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán về sau.

"Họ cân nhắc giữa lợi ích của việc được hỗ trợ 2% so với chi phí bỏ ra khi phải theo dõi hồ sơ, sổ sách và các quy định liên quan để phục vụ cho công tác kiểm tra, hậu kiểm sau này. Trong trường hợp bị thu hồi khoản hỗ trợ, doanh nghiệp sẽ rất khó xử lý, bởi việc hạch toán và chia cổ tức một khi đã thực hiện thì sẽ khó thu lại", bà Giang nói.

Xem thêm

NHNN: Không hỗ trợ lãi suất cho vay bằng đồng USD

NHNN: Không hỗ trợ lãi suất cho vay bằng đồng USD

Về kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang liên quan đến việc hỗ trợ lãi suất cho vay bằng đồng USD, Ngân hàng Nhà nước cho biết chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước có hỗ trợ lãi suất khi cho vay bằng đồng Việt Nam nhưng chưa tính đến việc hỗ trợ đối với cho vay bằng đồng USD.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...