Hạ lãi suất điều hành sẽ không hỗ trợ nhiều cho người dân và doanh nghiệp

Theo TS. Cấn văn Lực, trong bổi cảnh chịu nhiều cú sốc ngắn hạn như hiện nay dòng tiền mới là điều quan trọng, thanh khoản hỗ trợ tức thì, trong khi việc giảm lãi suất có độ trễ.
Hạ lãi suất điều hành sẽ không hỗ trợ nhiều cho người dân và doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành quyết định giảm đồng loạt các lãi suất điều hành có hiệu lực từ ngày 17/3. Động thái này đã được Phó Thổng đốc Đào Minh Tú “úp mở” tại cuộc họp thông tin về Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 ngày 12/3 vừa qua.

Ngay sau đó, CTCK SSI đã có nhận định rằng, các lãi suất điều hành không tác động trực tiếp tới lãi suất huy động và cho vay doanh nghiệp và dân cư mà có tác dụng kéo giảm lãi suất trên liên ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng việc NHNN dùng công cụ hạ lãi suất trong thời gian tới sẽ không hỗ trợ nhiều, do trong bối cảnh chịu cú sốc ngắn hạn như hiện nay, cái mà người dân và doanh nghiệp đang cần chính là dòng tiền, thanh khoản hỗ trợ tức thì, trong khi việc giảm lãi suất có độ trễ. 

Trong khi đó, áp lực lạm phát đang khá lớn khi chỉ số CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2020 đã tăng 5,91% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 7 năm (cách xa mục tiêu 4%) trong khi lạm phát cơ bản tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2019 (cách khá xa mức điều hành thông thường khoảng 2-2,5%). 

Theo đó, các cơ quan quản lý của Việt Nam nên khẩn trương thực hiện các nhóm giải pháp tại Chỉ thị 11 ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung nhóm giải pháp giãn, hoãn các nghĩa vụ trả nợ của người dân, doanh nghiệp (như miễn giảm phí/thuế, giãn-hoãn nợ vay và tiền thuế, không chuyển nhóm nợ, cho vay mới với lãi suất thấp hơn, tăng chi tiêu đầu tư công…).

Ngoài ra, việc giảm lãi suất hiện nay cũng sẽ không hỗ trợ nhiều đối với việc cho vay mới khi mà khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu (tín dụng toàn hệ thống ngân hàng trong 2 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng 0,1% (cùng kỳ tăng 0,85%, theo NHNN).

Xem thêm

NHNN giảm lãi suất điều hành: Không chỉ là liệu pháp tâm lý

NHNN giảm lãi suất điều hành: Không chỉ là liệu pháp tâm lý

Trước mắt, động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN được đánh giá là chỉ có thể giúp các ngân hàng giảm chi phí nhờ tận dụng được nguồn vốn giá rẻ, tuy nhiên, xét về dài hạn đây không hẳn chỉ là một “liệu pháp tâm lý” mà sẽ có sức lan toả.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...