Hà Nội: 10 quận, huyện tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16

Hầu hết khu vực nội thành Hà Nội nằm trong vùng nguy cơ cao nên phải tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Hà Nội: 10 quận, huyện tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16

UBND Hà Nội ngày 3/9 công bố phân vùng chống dịch Covid-19 theo mức độ nguy cơ. Thời gian thực hiện từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9.

Cụ thể, Phân vùng 1 là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Đây là vùng đỏ, nhiều đối tượng nguy cơ cao nên tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam.

Phân vùng này gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Phân vùng 2: Phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với phân vùng 1, gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Tại khu vực nguy cơ cao “vùng vàng” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” điều chỉnh theo nguyên tắc Chỉ thị 15 của Thủ tướng và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu cho phù hợp với cơ chế vận hành khu vực đô thị, sản xuất công nghiệp theo mô hình mỗi cơ sở sản xuất là một pháo đài chống dịch hỗ trợ khu vực “vùng 1” bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương.

Phân vùng này đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn, có thể chia thành phân khu trong phân vùng để tổ chức thực hiện đảm bảo “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” cho các khu công nghiệp lớn vận hành thuận lợi.

Phân vùng 3: Vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp, chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ, sông Đáy.

Theo đặc điểm từng phân khu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, áp dụng theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ khu vực “vùng 1” bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương

Phân vùng 3 gồm: Toàn bộ địa giới hành chính của thị xã Sơn Tây; 9 huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên) và một phần của 5 quận/huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Về giao thông kết nối phân vùng 1 với phân vùng 2, 3: Có 53 đường qua sông/kênh, trong đó, đóng cứng 30 đường kết nối không thuận lợi cho giao thông và lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí. Lực lượng liên ngành tham gia chốt do Công an Thành phố chủ trì phối hợp các lực lượng quân đội, thanh tra giao thông, y tế, chính quyền địa phương; thực hiện trực 24/24h.

Xem thêm

Tối 1/9: Thêm 11.434 ca mắc COVID-19

Tối 1/9: Thêm 11.434 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 tối 1/9 của Bộ Y tế cho biết có 11.434 ca mắc COVID-19, trong đó TP HCM nhiều nhất với 5.368 ca. Trong ngày có 9.862 ca khỏi.
Ngày 2/9: Thêm 13.197 ca mắc COVID-19

Ngày 2/9: Thêm 13.197 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 2/9 của Bộ Y tế cho biết có 13.197 ca mắc COVID-19, TP HCM vẫn nhiều nhất với 5.963 ca; đứng thứ 2 là Bình Dương với 4.504 ca. Trong ngày, có 10.062 bệnh nhân khỏi.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...