Hà Nội: 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch

Tại kỳ họp thứ bảy HĐND TP Hà Nội khóa XV sáng nay, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Doãn Toản cho biết, năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,37%, là mức cao nhất trong 3 năm trở l
Hà Nội: 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Doãn Toản

Nhìn lại năm 2018, UBND thành phố đánh giá, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, năng động, sáng tạo của cấp ủy và chính quyền các cấp; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế - xã hội năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, toàn diện. 

Tất cả 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,37%, cao hơn các năm trước (năm 2016 là 7,15%; 2017 là 7,31%); trong đó ngành dịch vụ tăng 7,23%; công nghiệp-xây dựng tăng 8,23%; nông-lâm-thủy sản tăng 3,33%.

Thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD, lần đầu tiên đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập. Trong 3 năm (2016-2018), Hà Nội thu hút gần 13,25 tỷ USD, bằng hơn 2 lần giai đoạn 2011-2015.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được thành phố đẩy mạnh. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 83,9%, về đích sớm 2 năm. Có thêm 3 huyện cơ bản hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới là Gia Lâm, Quốc Oai và Thạch Thất...

Cùng với phát triển kinh tế, thành phố chú trọng đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 ước còn 1,19%, giảm 0,5% so với năm trước, vượt chỉ tiêu đề ra và hoàn thành trước 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,5% dân số, vượt 1,2% kế hoạch.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển; nhiều lễ hội văn hóa, ẩm thực được tổ chức thường xuyên tạo sức hút cho du lịch; nhiều kỹ thuật mới được áp dụng trong chữa trị, chủ động kiểm soát dịch bệnh; quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo.

Các lĩnh vực khác đều có chuyển biến tích cực như: Thu ngân sách liên tục tăng qua các năm và vượt dự toán, cơ cấu chi ngân sách dịch chuyển tích cực theo hướng tăng chi đầu tư, giảm chi thường xuyên; quản lý đô thị được đẩy mạnh, công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố được đổi mới, quản lý hè phố, vệ sinh môi trường được duy trì tốt; ứng dụng công nghệ thông tin được quan tâm, từng bước hình thành các điều kiện xây dựng dữ liệu lớn và thành phố thông minh…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, UBND thành phố đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 

Hiện tượng ùn ứ giao thông, úng ngập khi mưa to vẫn xảy ra, nhất là tại các tuyến phố có công trình đang thi công, các tuyến xuyên tâm, tuyến tập trung các khu đô thị, cơ quan, trường học.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị có lúc có nơi chưa kịp thời; Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội đã giảm nhưng vẫn còn khá cao; Nhiều trường học trong khu vực nội thành có số lớp/trường, số học sinh/lớp vượt tiêu chuẩn quy định; Tình hình khiếu kiện tập trung đông người trên địa bàn vẫn còn xảy ra; Tình hình an ninh trật tự tại một số khu chung cư và khu vực nông thôn, tội phạm về ma túy, đòi nợ thuê còn tiềm ẩn phức tạp… 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...