Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 giảm 0,07%

Theo báo cáo của Cục thống kê Thành phố Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 giảm 0,07% so với tháng trước, tăng 1,0% so tháng 12/2019 và tăng 5,16% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 giảm 0,07%

Trong tháng 2, có 6/11 nhóm hàng có chỉ số giảm so với tháng trước, trong đó giảm sâu nhất là nhóm giao thông giảm 2,24% (do giá xăng dầu trong tháng điều chỉnh giảm); tiếp đến là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,58% (do ảnh hưởng của dịch Covid-19 người dân hạn chế đi du lịch và tham dự các Lễ hội nên giá các tour du lịch giảm); nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,24% (do giảm giá gas và giá dầu hỏa đồng thời cũng qua những tháng cao điểm của mùa xây dựng cuối năm); nhóm hàng may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,19%; bưu chính viễn thông giảm 0,13%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,11%. 

Bên cạnh đó, một số nhóm hàng tăng giá, tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,85% (trong đó thực phẩm tăng 1,08%) do giá các mặt hàng rau, củ tăng bởi ảnh hưởng của mưa đá nên nguồn cung bị hạn chế. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại tăng nhẹ trong khoảng 0,01% - 0,1%.

Chỉ số giá vàng tháng 2 tăng 2,85% so với tháng trước; tăng 6,64% so với tháng 12/2019 và tăng 20,16% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng, chỉ số giá vàng tăng 19,44% so với cùng kỳ năm 2019.

Chỉ số giá USD tháng 2 tăng 0,28% so với tháng trước; tăng 0,24% so với tháng 12/2019 và tăng 0,22% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm 2020, chỉ số giá USD tăng 0,12% so với cùng kỳ năm 2019.

Xem thêm

Nhờ Tết, CPI tháng 1/2020 tăng cao nhất trong 7 năm qua

Nhờ Tết, CPI tháng 1/2020 tăng cao nhất trong 7 năm qua

Do Tết Nguyên đán Canh Tý rơi vào tháng 1/2020 nên nhu cầu mua sắm, đi lại của người dân tăng cao. Điều này khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng đầu năm 2020 tăng mạnh, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái - vốn đã đạt mốc tăng mới.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.