Hà Nội: Chuẩn bị 194.000 tỷ đồng hàng hóa đáp ứng nhu cầu chống dịch

Hiện 17 mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, với tổng trị giá 194.000 tỷ đồng đã được Hà Nội chuẩn bị đáp ứng nhu cầu chống dịch.
Hà Nội: Chuẩn bị 194.000 tỷ đồng hàng hóa đáp ứng nhu cầu chống dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội và hàng loạt bệnh viện phải cách ly y tế, dừng tiếp nhận bệnh nhân, các kịch bản ứng phó đã được sẵn sàng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh ra cộng đồng.

Ngành Công Thương Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra tình hình cung ứng và tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn thành phố. Hiện 17 mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, với tổng trị giá 194.000 tỷ đồng đã được Hà Nội chuẩn bị để đảm bảo đủ nguồn cung hàng hoá, phục vụ người dân theo các kịch bản phòng dịch cao nhất.

Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, hiện toàn thành phố có gần 150 siêu thị, 128 chuỗi cung ứng thực phẩm, hơn 450 chợ và hơn 1.000 điểm bán hàng bình ổn. Lượng hàng hoá, nhu yếu phẩm để phục vụ nhân dân đã được lên kịch bản ứng phó từ trước, kể cả khi dịch bùng phát ở cấp độ cao nhất.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: "Cho đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hoá lớn, phục vụ nhu cầu chống dịch cho người dân trên địa bàn. 

Với lượng hàng hoá dự trữ trong 3 tháng 17 mặt hàng thiết yếu có tổng trị giá 194.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng dự trữ một lượng hàng hoá gần 30.000 tỷ đồng để sẵn sàng hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố ở khu vực lân cận nếu dịch bệnh phức tạp xảy ra.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, thành phố Hà Nội cũng đề nghị người dân yên tâm, không nên dự trữ hàng hóa khi có dịch xảy ra, cũng như tăng cường hình thức mua sắm online để tránh gây tập trung đông người.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố tăng cường quản lý, giám sát việc lưu thông hàng hóa trên địa bàn, tránh đầu cơ, thổi giá.

Đại diện các nhà phân phối và các chợ trên địa bàn Thủ đô cho biết, đã tăng gấp đôi lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho thị trường. Hàng thực phẩm tươi sống, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân rất đầy đủ, không có hiện tượng khan hàng "sốt" giá, gây bất ổn thị trường.

Sức mua ổn định, giá các loại hàng hóa cũng không tăng so với trước khi phát hiện trường hợp dương tính với dịch COVID-19. Bên cạnh đó, không có tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng hóa, tích trữ nhu yếu phẩm do lo sợ dịch bệnh.

Xem thêm

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong dịp Tết

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong dịp Tết

Các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Dương lịch 2021 và Tết Nguyên đán Tân Sửu đến thời điểm này đã được các đơn vị sản xuất, kinh doanh chuẩn bị đầy đủ, giá cả được bình ổn, không có sự tăng giá, người dân không cần tích trữ hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…