Hà Nội đứng thứ hai trong xếp hạng chỉ số thương mại điện tử

Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2022 vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố, Thành phố Hà Nội với 85,9 điểm, tăng 30,2 điểm so với năm 2021, đứng thứ hai là trong bảng xếp hạng.
Hà Nội đứng thứ hai trong xếp hạng chỉ số thương mại điện tử

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng này với 90,6 điểm. Đứng thứ ba là Đà Nẵng với 36,6 điểm.

Báo cáo cũng cho biết, điểm trung bình chỉ số thương mại điện tử năm nay là 20,4. Các chỉ số thương mại điện tử của nhiều địa phương tăng cao, phản ánh mức tăng trưởng khả quan trong lĩnh vực này. Chỉ số thương mại điện tử được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố hằng năm. Chỉ số này tổng hợp từ 3 chỉ số thành phần, gồm: Nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Theo Kế hoạch về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố năm 2022, Hà Nội phấn đấu mục tiêu doanh số thương mại điện tử B2C (giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng) chiếm 11% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn; tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 50%. Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 45%; 65% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử. 75% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; duy trì 100% chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc. Phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại điện tử....

Để thực hiện mục tiêu đề ra, thành phố sẽ xây dựng chính sách quản lý, phát triển hoạt động thương mại điện tử phù hợp; đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp, cá nhân theo các lĩnh vực kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng thương mại hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu, tiêu thụ nội địa; xây dựng các giải pháp đẩy mạnh kinh doanh, hỗ trợ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tiếp tục vận hành website "Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội" (http://bandomuasam.hanoi.gov.vn).

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm của thành phố (check.hanoi.gov.vn); tiếp tục cập nhật và hoàn thiện tính năng, nội dung và hình thức của Chợ thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi (www.chonhaminh.gov.vn) và ứng dụng trên nền tảng di động. Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, định kỳ, đột xuất đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử....

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…