Hà Nội được thí điểm một số cơ chế đặc thù tài chính - ngân sách

Mới đây, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.
Hà Nội được thí điểm một số cơ chế đặc thù tài chính - ngân sách

Theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội, trong vòng 5 năm tới Ngân sách TP Hà Nội sẽ được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất; hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu phí chưa được quy định trong Danh mục theo quy định.

Đáng chú ý, Hà Nội sẽ được hưởng một loạt các cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, mức dư nợ vay và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính.

Cụ thể, HĐND TP Hà Nội được quyết định áp dụng trên địa bàn TP Hà Nội một số khoản thu phí phù hợp với đặc điểm bao gồm: Phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; được điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%.

Bên cạnh đó, Ngân sách TP Hà Nội cũng được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu phí nêu trên để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và chi hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách TP Hà Nội và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách TP Hà Nội.

Đồng thời, Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn TP Hà Nội (trừ cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của TP Hà Nội.

Ngân sách TP Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND TP Hà Nội làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của TP Hà Nội.

Được biết, Nghị quyết số 115/2020/QH14  có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020 và được thực hiện trong 5 năm. Đặc biệt, trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau Nghị quyết này có hiệu lực thi hành có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn Nghị quyết này thì việc áp dụng do HĐND TP Hà Nội quyết định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...