Hà Nội tăng cường kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh có doanh thu lớn

Nhằm chống thất thu thuế, Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra chuyên ngành, tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có doanh thu lớn.
Hà Nội tăng cường kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh có doanh thu lớn

Đây là nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 01/6/2020 của Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hà Nội về việc triển khai một số nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Chỉ thị nêu rõ, Cục Thuế, Cục Hải quan phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện kiểm tra chuyên ngành, tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có doanh thu lớn.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhưng không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Song song với quy định về chi ngân sách Nhà nước, UBND thành phố cũng triển khai thực hiện các giải pháp điều hành, cân đối ngân sách do tác động của dịch bệnh Covid-19; triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19…

Tuy nhiên, vẫn có biện pháp phù hợp không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật; tăng cường kiểm tra sau thông quan; khai thác các nguồn thu khác để bù đắp hụt thu ngân sách Nhà nước.

Tuyệt đối tránh cơ chế “xin - cho”, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để xử lý các vướng mắc phát sinh.

Trước đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán NSNN năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Nghị quyết số 01-NQ/BCSĐ ngày 3/1/2020 của Ban cán sự đảng Bộ Tài chính; Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Trong những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, nguy hiểm, bùng phát mạnh ở một số quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ, các quốc gia thuộc khối châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, gây gián đoạn trong sản xuất kinh doanh, thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ do nhiều cửa khẩu, đường bay đóng cửa để ngăn chặn tình trạng lây lan của dịch bệnh, gián tiếp tác động đến tình hình thu NSNN.

Trong bối cảnh đó, để hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2020 là hết sức khó khăn. Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tính đến ngày 10/5/2020, số thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 108.311 tỷ đồng, bằng 32% dự toán, bằng 30,5% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 14,62% so với cùng kỳ năm 2019.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...