Hà Nội tiếp tục cách ly xã hội thêm 15 ngày

TP Hà Nội quyết định tiếp tục cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 15 ngày, từ ngày 23/8 đến 6h ngày 6/9.
Hà Nội tiếp tục cách ly xã hội thêm 15 ngày

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh ra công điện với nội dung trên, chiều 20/8. Thành phố đã qua gần 30 ngày giãn cách xã hội (từ ngày 24/7), đây là lần giãn cách xã hội dài nhất của Hà Nội kể từ khi có dịch (ngày 6/3/2020). Hơn một năm trước, đầu tháng 4/2020, cùng với 11 tỉnh thành "nguy cơ cao", Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 trong gần một tháng.

Nguyên tắc chính của chỉ thị 16 là gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh.

Bên cạnh đó, Hà Nội đã khẩn trương triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để sàng lọc, qua đó phát hiện một số ca F0. Đặc biệt, qua xét nghiệm rộng, sớm các trường hợp sốt phát hiện nhiều vùng nguy cơ ở các địa phương là cách làm hiệu quả của Hà Nội và cho thấy năng lực tốt của y tế cơ sở.

Cùng với kiểm soát chặt chẽ người ra đường tại chốt kiểm dịch trên các tuyến đường, phố, Hà Nội cũng đã và đang triển khai hiệu quả các "Vùng xanh", trong đó phát huy được vai trò của tự quản, giám sát ngay được người ra vào từng ngõ, ngách.

Từ sáng đến trưa 20/8, Hà Nội đã ghi nhận thêm 65 ca mắc mới, trong đó có nhiều ca lây nhiễm ngoài cộng đồng. Trong một tháng giãn cách, số ca bệnh mới của thành phố trung bình từ 60 - 80 ca mỗi ngày, ngày cao nhất hơn 100 ca.

Tính từ ngày 29/4 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 2.474 ca dương tính với SARS-CoV-2 (không tính số ca nhiễm ghi nhận tại các bệnh viện tuyến Trung ương). Trong đó số mắc ghi nhận tại cộng đồng là 1267 và số mắc là đối tượng đã được cách ly là 1207.

Hà Nội đang triển khai xét nghiệm diện rộng để truy tìm, bóc tách F0 nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch. Thành phố đã lấy trên 420.000 mẫu xét nghiệm cho nhóm nguy cơ cao, người sinh sống trong khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ.

Xem thêm

Tối 19/8: Thêm 10.639 ca mắc COVID-19

Tối 19/8: Thêm 10.639 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 tối ngày 19/8 của Bộ Y tế cho biết có thêm 10.654 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 4.425 ca; Bình Dương thứ 2 với 3.255 ca. Trong ngày có 5.000 bệnh nhân khỏi.
Nhật ký chống dịch Covid-19: Ôm chặt em nhé anh!

Nhật ký chống dịch Covid-19: Ôm chặt em nhé anh!

18h tối, mình chầm chậm đi qua những con đường sành điệu nhất của Sài Gòn, chờ bác sỹ Lanh trong đoàn 400 bác sỹ vào chia lửa với lực lượng y tế của TP. Đêm qua em và các bạn đáp Tân Sơn Nhất thì hôm nay đã quần quật với công việc ở BV dã chiến số 16.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…