Hà Nội xử lý 2.610 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng Tám

Theo Ban Chỉ đạo 389, trong tháng Tám, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã kiểm tra 3.386 vụ, xử lý 2.610 vụ và khởi tố 7 vụ đối với 12 đối tượng.
Hà Nội xử lý 2.610 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng Tám

Ảnh minh hoạ

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389/TP Hà Nội, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, để bảo đảm an toàn thực phẩm và quyền lợi người tiêu dùng, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nguyên liệu làm bánh trung thu, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm bánh Trung Thu.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em dịp Tết Trung Thu 2018 và đồ dùng học tập dịp năm học mới 2018-2019 nhằm bảo đảm về chất lượng và nguồn gốc hàng hóa.

Trong đó, tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu là 310,8 tỷ đồng. Riêng lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã xử lý 929 vụ, phạt hành chính hơn 5 tỷ đồng 184 triệu đồng.

Trước đó, ngày 8/8, Đội Quản lý thị trường số 24, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đối với hộ kinh doanh Huyền Trang do ông Nguyễn Quang Linh làm chủ có địa chỉ tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Cơ quan chức năng đã phạt hành chính số tiền là 20.000.000 đồng về hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hàng hóa không có hóa đơn chứng từ cũng như hàng hóa do Trung Quốc sản xuất đối với hộ kinh doanh trên, đồng thời tịch thu tiêu hủy 14.400 chiếc bánh nướng và 3.200 chiếc bánh ngọt. Trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy là 44 triệu đồng.

"Lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát địa bàn, nếu phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng... sẽ xử lý nghiêm," lãnh đạo Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...