Habeco báo lỗ 19 tỷ đồng, chưa thoát “vận đen”

Trong quý 4/2016, công ty mẹ Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội – Habeco (mã:BHN) ghi nhận mức lỗ gần 19 tỷ đồng. Lãi ròng cả năm chỉ đạt 740 tỷ đồng, không đạt kế hoạch.
Habeco báo lỗ 19 tỷ đồng, chưa thoát “vận đen”

Habeco ghi nhận lợi nhuận trước thuế 997 tỷ đồng trong năm 2016

Habeco vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2016 với nhiều chỉ tiêu kém lạc quan, khiến cổ đông lo lắng.

Cụ thể, trong quý 4/2016, doanh thu thuần của Habeco tăng trưởng 21%, đạt 3.722 tỷ đồng, lãi gộp cũng tăng 40%, ghi nhận mức 795 tỷ đồng.

Các chi phí hoạt động, bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng duy trì như cùng kỳ nên lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 203 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ bị lỗ 26,2 tỷ đồng.

Các hoạt động khác bị lỗ tới 173 tỷ đồng. Cổ đông công ty mẹ bị lỗ ròng gần 19 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ 35,8 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2016, Habeco đạt tổng doanh thu 10.302 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 740 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận của công ty mẹ là 725 tỷ đồng, giảm 16,6% so với năm 2015. Habeco không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế 848,6 tỷ đồng đặt ra.

Habeco thua lỗ gần 19 tỷ đồng trong quý 4/2016 tiếp tục là thông tin kém vui với các nhà đầu tư, cổ đông. Vì sau khi cổ phiếu BHN vừa rời UpCoM lên niêm yết trên HOSE, giá cổ phiếu BHN liên tục giảm sàn sau khi lập đỉnh 139.000 đồng/CP hôm 25/1/2017.

Trong 10 phiên giao dịch gần đây, BHN đã giảm giá rất mạnh về mức 120.000 đồng/CP trong phiên ngày 6/2/2017. Tức đã giảm tới 13,4% chỉ sau 1 tuần nghỉ Tết. Vốn hoá thị trường bốc hơi mạnh, chỉ còn hơn 28,7 nghìn tỷ đồng sau thời gian ngắn ngủi lên niêm yết trên HOSE.

Theo kế hoạch khi lên sàn, Habeco cũng đặt mục tiêu khiêm tốn cho năm 2017, cụ thể: tổng doanh thu tăng 2,2%, sản lượng bia các loại tăng 2,1%; nộp ngân sách tăng 1,8%...

Trong khi đó, Habeco cũng đang gặp “vận đen” khi quá trình bán vốn nhà nước tại Tổng công ty này vẫn chưa ngã ngũ do việc đàm phán với đối tác chiến lược Carlberg "rất rắc rối và phải xử lý khéo".

Theo Bộ Công thương, việc chậm thoái vốn là Habeco và Carlsberg chưa đạt được thống nhất nên Habeco đã họp tiếp với Tổ tư vấn và sẽ phải đàm phán tiếp. Rắc rối lớn nhất chính là những điều khoản “bí mật” mà Habeco đã kí với đối tác trước đây, theo một thỏa thuận hợp tác chiến lược, bên cạnh nghĩa vụ của Carlsberg là hỗ trợ Habeco phát triển, cổ đông này được hưởng nhiều quyền, trong đó có quyền ưu tiên được mua cổ phiếu chiến lược của Habeco trong trường hợp Bộ Công Thương bán thỏa thuận cho đối tác chiến lược.

Trước tình huống pháp lý này, Bộ Công thương đã gửi văn bản sang Bộ Tư pháp, xin ý kiến tham gia tư vấn về hợp đồng giữa Habeco và Carlsberg để gỡ rối.

Hải Hà

>> Carlsberg chưa chốt mua thêm cổ phần Habeco 

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...