HAGL báo lãi đột biến 522 tỷ đồng trong 6 tháng, gấp 28,7 lần so cùng kỳ

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, CTCP Hoàng Anh Gia Lai đạt 1.233 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 127% so với cùng kỳ năm ngoái.
HAGL báo lãi đột biến 522 tỷ đồng trong 6 tháng, gấp 28,7 lần so cùng kỳ

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022, ghi nhận doanh thu tăng gấp đôi lên 1.233 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, Công ty thu về 271 tỷ đồng, tăng mạnh so với 56 tỷ cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, doanh thu từ trái cây chiếm tỷ trọng lớn nhất (52%) trong cơ cấu doanh thu với 643 tỷ đồng, tăng 223% so với quý II/2021 và ghi nhận biên lợi nhuận gộp hơn 31%.

Bán thịt heo đem về cho công ty 259 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp từ bán heo là 66 tỷ, gấp 2,35 lần quý II/2022 và biên lợi nhuận gộp đạt 25,4%.

Sản lượng bán trái cây và hàng hoá tăng cũng khiến chi phí ghi nhận tăng. Ngược lại, tăng hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu giúp HAGL tiết giảm đợc 557 tỷ chi phí quản lý trong quý 2/2022.

Riêng hoạt động tài chính, do thực hiện trích dự phòng khoản đầu tư vào Nhóm công ty HNG; đồng thời lỗ chênh lệch tỷ giá cũng tăng cao so với cùng kỳ, kết quả chi phí tài chính tăng đột biến từ 174 tỷ (quý 2/2021) lên 834 tỷ đồng (quý 2/2022).

Khấu trừ các chi phí, lãi ròng Công ty trong kỳ 272 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, HAGL ghi nhận doanh thu 2.036 tỷ đồng, tăng 145% và lãi ròng 522 tỷ đồng, gấp 28,7 lần so với mức 18 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái.

Năm 2022, Công ty đặt tham vọng doanh thu 4.820 tỷ đồng, LNST chính thức quay về mốc ngàn tỷ với mục tiêu 1.120 tỷ đồng. Như vậy, nửa đầu năm HAGL đã thực hiện được hơn 42% chỉ tiêu doanh thu và 47,5% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản Công ty vào mức 19.254,5 tỷ đồng. Tương ứng, nợ phải trả vào mức 14.614,5 tỷ và vốn chủ sở hữu 4.640 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, Công ty đang có dư nợ hơn 2.000 tỷ liên quan với HAGL Agrico (HNG). Chia sẻ tại ĐHĐCĐ HNG hồi trung tuần tháng 4/2022, bầu Đức cho biết riêng quan hệ HAGL – HNG, thì khoảng tháng 4 sẽ tách bạch hoàn toàn, sao đó tính toán HNG sẽ trả HAGL bao nhiêu nợ và giải quyết.

Tại ngày 30/6, dư nợ trái phiếu là 6.440 tỷ đồng, trong đó khoản trái phiếu dài hạn là 5.146 tỷ còn 1.294 tỷ đồng là đến hạn trả trong vòng một năm.

Khoản dư nợ ngân hàng cuối quý II là 2.461 tỷ đồng, gồm 815 tỷ của Sacombank, VPBank 500 tỷ, Eximbank 598 tỷ, 294 tỷ của TPBank, 254 tỷ Liên doanh Lào Việt. Chi tiết về lãi suất và thông tin tài sản đảm bảo không được công bố chi tiết. 6 tháng đầu năm, tổng chi phí lãi vay của HAGL lên tới 330 tỷ đồng. 

Dù có lãi năm 2021 và nửa đầu năm song khoản lỗ luỹ kế tính tới 30/6 vẫn còn 3.946 tỷ đồng, cùng với khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái âm 1.181 tỷ nên vốn chủ sở hữu chỉ còn 4.640 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...