Hai bài học đầu tư từ vụ Lehman Brothers sụp đổ năm 2008

Giá cổ phiếu có thể xuống một cách nhanh chóng nên nhà đầu tư đừng quá "hăng" khi thị trường tốt.
Hai bài học đầu tư từ vụ Lehman Brothers sụp đổ năm 2008

Tháng 9 có một trong những ngày kỷ niệm quan trọng nhất cho các nhà đầu tư nhưng đó là kỷ niệm buồn. Tháng 9/2008, Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư xếp thứ 4 về quy mô của Mỹ lúc đó - có vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước này.

Chứng khoán Mỹ tăng 141% trong 10 năm qua. Chỉ số S&P 500 cao hơn 84% so với mức đỉnh tiền Lehman, vào năm 2007. Thị trường đang trong giai đoạn giá lên nhưng giới chuyên gia khuyên nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, từ kinh nghiệm trong quá khứ.

Bài học

Khi ngân hàng này sụp đổ, một số quỹ thị trường tiền tệ lớn bắt đầu một điều chưa bao giờ xảy ra trước đó - không thể duy trì giá trị tài sản ròng (NAV) và bắt đầu bán với giá dưới 1 USD/cổ phiếu. Nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh bế tắc khi thanh khoản biến mất chỉ sau một đêm. Thị trường chứng khoán lao dốc, chỉ số Dow Jones mất 25% trong 30 ngày tiếp theo.

Bài học đầu tiên nhà đầu tư nên rút ra: Khoản lỗ lớn như vậy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là một đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán mà không ai tránh được.

Nếu không chịu được rủi ro, bạn nên giảm tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục. Thị trường đang gần hoặc chạm mức cao nhất mọi thời đại là cơ hội tốt để thoái vốn.

Bài học thứ hai, theo chuyên gia tài chính Mark Hulbert, áp dụng cho những người nghĩ rằng có thể tránh "sóng gió" thị trường. Kinh nghiệm 3 thập kỷ theo dõi hiệu suất chứng khoán của ông cho thấy khó ai làm được điều này.

Những nhà đầu tư với hiệu suất tốt nhất trước tháng 9/2008 giữ nhiều cổ phiếu hơn hẳn nhóm kém nhất, bất chấp việc thị trường đang đứng bên bờ vực. Kết luận này đúng trong mọi thời kỳ, dù 5 năm hay 20 năm.

 

Nhóm hiệu suất tốt nhất luôn giữ nhiều cổ phiếu hơn. (Nguồn: Hulbert Ratings)

Kết quả là nhóm đầu cuối cùng lỗ nặng hơn nhóm cuối trong giai đoạn đen tối, cho dù trước đó luôn đưa ra quyết định đầu tư đúng.

Hai bài học này luôn cần được ghi nhớ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Hầu hết đều nhất trí thị trường đang ở giai đoạn sau của chu kỳ tăng trưởng. Khi cổ phiếu giữ đà tăng, nhà đầu tư thường tập trung kiếm lời mà quên đề phòng rủi ro.

Theo Ndh

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...