Hai cá nhân sắp được bầu vào Hội đồng quản trị OCB là ai?

Hai thành viên dự kiến sẽ được bầu vào Hội đồng quản trị OCB là ông Kato Shin sinh năm 1966, quốc tịch Nhật Bản và ông Nguyễn Đình Tùng sinh năm 1971, quốc tịch Việt Nam, nâng tổng số thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng này lên 9 người...
Hội đồng quản trị OCB dự kiến sẽ có 9 thành viên
Hội đồng quản trị OCB dự kiến sẽ có 9 thành viên

Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (Mã chứng khoán: OCB) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2023, trong đó có tờ trình về việc bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng này. Việc bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị OCB sẽ được xem xét tại đại hội cổ công diễn ra vào ngày 28/4/2023.

Trong hai ứng viên được giới thiệu, ông Kato Shin sinh năm 1966, quốc tịch Nhật Bản, trình độ cử nhân kinh doanh thương mại Đại học Keio. Từ năm 2000 đến nay, ông Kato Shin công tác và kinh qua nhiều vị trí quan trọng ở các ngân hàng và quỹ đầu tư như The Bank of Yokohama, Ngân hàng Aozora, Arise Capital Partners, KasikornBank…

Ông Nguyễn Đình Tùng có quốc tịch Việt Nam và sinh năm 1971, trình độ cử nhân Đại học Thương mại. Quá trình làm việc cho thấy, ông Tùng đã kinh qua nhiều vị trí công tác như chuyên viên, trưởng phòng, Phó Giám đốc Chi nhánh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP.HCM của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam kể từ năm 1992 - 2002.

Từ tháng 4/2002 - 9/2008, ông Tùng giữ các chức vụ Giám đốc vùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank - nay là MSB)

Từ tháng 11/2008 - 4/2009, ông Tùng làm Giám đốc Quốc gia của ING Pnvate Banking, Singapore. Sau đó, từ tháng 5/2009 - 3/2012, ông trở lại giữ chức Phó Tổng giám đốc MSB, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Mekong (đã sáp nhập vào MSB từ năm 2015).

Tại OCB, ông Tùng bắt đầu công việc vào tháng 4/2012 ở vị trí Phó Tổng Giám đốc và ngay sau 1 tháng, ông đã là quyền Tổng Giám đốc tại ngân hàng này. 3 tháng sau, ông được bổ nhiệm chính thức làm Tổng giám đốc OCB cho đến nay.

Theo Hội đồng quản trị OCB, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 đã thông qua số lượng thành viên Hội đồng quản trị OCB nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 08 thành viên. Nhưng hiện nay chỉ có 7 người, gồm: Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và 6 thành viên là ông Phan Trung, ông Ngô Hà Bắc, bà Trịnh Thị Mai Anh, ông Yoshizawa Toshiki, ông Bùi Minh Đức, ông Phạm Trí Nguyên.

Chính vì vậy, để phù hợp quy mô và nhu cầu về quản trị, Hội đồng quản trị OCB trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc bổ sung thêm 2 thành viên để nâng số thành viên Hội đồng quan trị lên 9 người.

Về hoạt động kinh doanh, tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2023 cho thấy, tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản hiện có của Ngân hàng OCB là 193.994 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2021 (184.491 tỷ đồng), đạt 84,3% kế hoạch.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của OCB chỉ đạt 4.389 tỷ đồng, giảm 20,5% so với năm 2021, hoàn thành 62% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu của OCB cũng tăng từ 0,97% của năm 2021 lên 1,71% của năm 2022, chưa đạt kế hoạch đề ra.

Tổng thu thuần ngoài lãi khác của ngân hàng cũng chỉ đạt 572 tỷ đồng, giảm so với mức 2.369 tỷ đồng năm 2021. Theo lý giải của OCB, hoạt động đầu tư và kinh doanh trái phiếu chịu tác động bất lợi khi lãi suất tăng và ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận chung của toàn ngân hàng.

Năm 2023, OCB đặt kế hoạch nâng tổng tài sản lên 242.152 tỷ đồng, tăng 25% so với 2022, đồng thời kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%, lợi nhuận trước thuế lên 6.000 tỷ đồng, tăng 37%.

Xem thêm

OCB nâng vốn điều lệ lên hơn 17.800 tỷ đồng

OCB nâng vốn điều lệ lên hơn 17.800 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố việc triển khai tăng vốn điều lệ lên hơn 17.808 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng 30% cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...