Hai ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính trở thành tân Phó Thủ tướng

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Dũng và ông Mai Văn Chính giữ chức Phó Thủ tướng, bộ máy lãnh đạo Chính phủ đương nhiệm có 8 người gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính và 7 phó thủ tướng...

Tân Phó Thủ tướng Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng
Tân Phó Thủ tướng Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng

Ngày 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Theo kết quả biểu quyết nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 465/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 97,7%).

Đối với nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 444/445 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93,1%).

Như vậy cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV gồm 25 thành viên là Thủ tướng Chính phủ, 7 phó thủ tướng, 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. So với trước khi sắp xếp tinh gọn bộ máy, Chính phủ có 27 thành viên với 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ, nay đã giảm xuống còn 24 thành viên. Trong đó, Chính phủ thành lập 6 bộ mới trên cơ sở hợp nhất.

Trước đó chiều 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Theo đề nghị của Thủ tướng, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm 2 nhân sự giữ chức Phó Thủ tướng, gồm ông Nguyễn Chí Dũng và ông Mai Văn Chính.

Tân Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng sinh năm 1960, quê ở Hà Tĩnh.

Ông là Tiến sĩ Quản lý kinh tế, có 3 khóa làm Ủy viên Trung ương (XI, XII, XIII) và 2 khóa là đại biểu Quốc hội (XIV, XV).

Sau giai đoạn đầu sự nghiệp công tác tại Bộ Tư lệnh Công binh và làm bộ đội biệt phái sang Bộ Giao thông vận tải, ông Dũng có thời gian dài làm việc gắn bó với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Từ vị trí một chuyên viên, ông dần nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại Bộ. Ông Dũng từng là Phó Vụ trưởng rồi Phó Cục trưởng tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đến năm 2008, ông đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng chưa đầy một năm sau, ông được điều động về địa phương, giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận. Sau đó, ông là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

Gần 5 năm gắn bó với địa phương, ông Dũng tiếp tục quay lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng. Ông giữ cương vị Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư từ tháng 4/2016 đến nay.

Tân Phó Thủ tướng Mai Văn Chính sinh năm 1961, quê ở Long An, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Kinh tế nông nghiệp.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII.

Trưởng thành từ chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, ông Mai Văn Chính sau đó có nhiều năm công tác tại địa phương.

Trong quá trình công tác, ông từng kinh qua nhiều chức vụ như Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Thủ Thừa rồi Phó Bí Tỉnh ủy Long An.

Tháng 10/2010, ông Chính được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Long An và đảm đương nhiệm vụ này trong hơn 4 năm.

Đến tháng 1/2015, ông làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, sau đó được phân công làm Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương. Ông giữ cương vị này đến tháng 8/2024 - khi được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức giữ chức Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngài Kalganov Vyacheslav Gennadievich từng đại diện Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg tiếp đón TS.Nguyễn Hồng Sơn và đoàn công tác VACOD-HBA rất trọng thể trong chuyến công tác hồi tháng 11/2024

Chủ tịch VACOD-HBA chuẩn bị tiếp đón đoàn doanh nghiệp đa quốc gia

Nhằm hiện thực hóa bản thỏa thuận hợp tác giữa VACOD-HBA và Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga, trong tháng 2/2025, Chủ tịch VACOD-HBA TS. Nguyễn Hồng Sơn sẽ tiếp đoàn công tác quốc tế theo lời đề nghị của lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg…

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 48,6%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,63%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 0,6% so với cùng kỳ… là những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm 2025…

Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án điện hạt nhân so với dự kiến trước đây

Giao EVN và PVN làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không chỉ là một công trình năng lượng mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững và năng lực công nghệ của đất nước, với tiềm năng to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy kinh tế xã hội…