Đề nghị dành tối thiểu 20% ngân sách mua sắm công để đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ trong nước

Đây là ý kiến đóng góp của đại biểu Trần Thị Nhị Hà (đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) về nội dung thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại phiên thảo luận
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong chương trình Kỳ họp Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đều đồng thuận với sự cần thiết với việc ban hành Nghị quyết.

Nghị quyết của Quốc hội nhằm thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chính sách phải ưu đãi vượt trội để tháo gỡ, giúp những việc lớn chuyển động sẽ tác động đến các hoạt động khác thay đổi theo.

Với tinh thần đổi mới sáng tạo, sẽ giúp Việt Nam thực hiện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thành công với hạ tầng số phát triển tiên tiến, công nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển, hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo.

Đóng góp ý kiến về việc đảm bảo “đầu ra” cho các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước nhằm tạo động lực cho các nhà nghiên cứu, đại biểu Trần Thị Nhị Hà nêu kiến nghị, các Bộ, ngành, địa phương phải dành tối thiểu 20% ngân sách để đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ trong nước. Hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương phải ban hành danh mục đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ để các tổ chức, đơn vị nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thậm chí cả các cá nhân có thể đăng ký tham gia và được hỗ trợ đầu ra sau khi nghiên cứu thành công sản phẩm.

Nữ đại biểu Quốc hội cho rằng, đối với sản phẩm, dịch vụ được đặt hàng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, sau khi nghiên cứu thành công và được nghiệm thu, đơn vị đặt hàng có thể trực tiếp ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm với đơn vị nghiên cứu mà không phải tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu.

Liên quan đến nội dung này, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An) nêu quan điểm, cần bổ sung các chính sách, trong đó tập trung vào việc có chính sách để Nhà nước trở thành khách hàng đầu tiên và quan trọng nhất đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, đây là vấn đề rất quan trọng.

Ông Hiếu lấy dẫn chứng, chẳng hạn như đối với ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn, lịch sử phát triển của ngành này cho thấy, nếu không có các chương trình của Nhà nước trong việc tiêu thụ, sử dụng chip bán dẫn vào thập kỷ 1950, 1960 thì các doanh nghiệp sản xuất chip vào thời điểm đó sẽ không có đủ nguồn lực và động lực để tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển chip bán dẫn tiên tiến như ngày nay.

Việc bảo đảm sử dụng các kết quả nghiên cứu, phát triển trong các chương trình của Nhà nước còn thể hiện sự niềm tin vào năng lực của các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước.

Đại biểu tỉnh Nghệ An cũng chỉ ra, thực tế hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta trong các quy định của Luật Đấu thầu, Luật Khoa học và Công nghệ đã có một số quy định đề cập đến chính sách này nhưng vẫn chưa cụ thể và theo nhiều nghiên cứu cho thấy chưa có tính khả thi trên thực tế. Vì vậy, cần nghiên cứu để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa chính sách này vào thực tiễn.

Trong phiên thảo luận tại nghị trường, các đại biểu còn thảo luận về nội dung miễn trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học, công nghệ. Về cơ bản, các đại biểu đồng tình quy định chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sẽ góp phần tháo gỡ nút thắt và tạo niềm tin, yên tâm hơn trong công tác nghiên cứu đối với nhiều nhà khoa học.

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ băn khoăn, với quy định tại Điều 6 của dự thảo Nghị quyết đề cập việc không quy trách nhiệm và được miễn trừ rủi ro nếu như kết quả nghiên cứu không đạt được khi đã thực hiện đúng quy trình và quy định. Theo ông, Ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết cần giải thích rõ, đúng quy trình, quy định là như thế nào?

Để quy định chặt chẽ hơn, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị Điều 6 phải sửa lại là “khi đã thực hiện đúng quy trình nghiên cứu mà đề tài đã đăng ký nhưng không đạt đến kết quả thì không phải hoàn trả lại kinh phí”.

Bên cạnh cơ chế miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai) đề nghị có thêm quy định miễn trách nhiệm hình sự.

Với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài khoa học và phát triển công nghệ, nếu đã tuân thủ đầy đủ quy trình và đảm bảo tính khách quan, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị nếu gây thiệt hại cho cả Nhà nước và cho cả các tổ chức, cá nhân khác, cũng cần miễn trách nhiệm dân sự. Ngoài miễn trách nhiệm dân sự cũng cần nghiên cứu miễn cả trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Bởi nếu không thì người làm khoa học hết sức rủi ro trong nghiên cứu. Theo đại biểu Trịnh Xuân An, có thể nghiên cứu nội dung trên để đưa vào thực hiện thí điểm Nghị quyết, làm nền tảng trong việc thực hiện ở các luật tiếp theo.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngài Kalganov Vyacheslav Gennadievich từng đại diện Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg tiếp đón TS.Nguyễn Hồng Sơn và đoàn công tác VACOD-HBA rất trọng thể trong chuyến công tác hồi tháng 11/2024

Chủ tịch VACOD-HBA chuẩn bị tiếp đón đoàn doanh nghiệp đa quốc gia

Nhằm hiện thực hóa bản thỏa thuận hợp tác giữa VACOD-HBA và Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga, trong tháng 2/2025, Chủ tịch VACOD-HBA TS. Nguyễn Hồng Sơn sẽ tiếp đoàn công tác quốc tế theo lời đề nghị của lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg…

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 48,6%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,63%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 0,6% so với cùng kỳ… là những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm 2025…

Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án điện hạt nhân so với dự kiến trước đây

Giao EVN và PVN làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không chỉ là một công trình năng lượng mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững và năng lực công nghệ của đất nước, với tiềm năng to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy kinh tế xã hội…