Hải Phát giải trình điều gì khi cổ phiếu HPX vào diện cảnh báo?

Công ty Cổ phần Hải Phát vừa có văn bản giải trình về việc cổ phiếu HPX đã bị HOSE đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/7/2023 vì chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Cụ thể, cổ phiếu HPX của Công ty Cổ phần Hải Phát (Hải Phát Invest) đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/7/2023 với lý do Công ty chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm 2022.

Theo văn bản giải trình của Hải Phát, Báo cáo tài chính hằng năm là một trong những nội dung được Công ty đưa vào chương trình thảo luận tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hàng năm và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Công ty vẫn chưa thể phát hành. Nguyên nhân xuất phát từ việc những tháng cuối năm 2022 Công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính, do chịu sự tác động trực tiếp của thị trường bất động sản, thị trường vốn. Nhân sự quản lý cấp cao và cơ cấu cổ đông của công ty trong thời gian qua liên tục thay đổi, Công ty đã triệu tập không thành công cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2023 để thông qua chủ trương thay đổi đơn vị thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022 dẫn đến thời gian lựa chọn đơn vị kiểm toán bị kéo dài dẫn tới chậm trễ trong việc phát hành Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty chưa đủ tài liệu để phục vụ cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

“Nhận thức được các vấn đề như đã nêu kể trên, hiện nay Công ty đang tập trung để phục vụ công tác kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022 và phối hợp với Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM để hoàn thành Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 trong thời gian sớm nhất.

Ngay sau khi thống nhất được số liệu chính thức với Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM, Công ty sẽ tiến hành phát hành Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 và triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 theo luật định” - theo văn bản của Hải Phát.

Tại một diễn biến khác, ngày 16/4 Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã ra quyết định xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hải Phát. Trước đó, vợ và em trai ông Hải cũng đã bị cơ quan chức năng xử phạt.

Ông Hải bị xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng do có hành vi vi phạm hành chính không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Theo đó, ngày 30/11/2022, ông Đỗ Quý Hải đã bán 6.279.600 cổ phiếu HPX (tương ứng 62,8 tỷ đồng) nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch.

Ngoài xử phạt tiền, Chủ tịch Hải Phát còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ giao dịch chứng khoán trong thời hạn 4 tháng.

cổ phiếu HPX
Cổ phiếu HPX hiện chỉ được giao dịch phiên chiều

Về tình hình kinh doanh, lũy kế năm 2022, Hải Phát Invest ghi nhận 1.635 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so với năm 2021. Tuy vậy, khoản lãi sau thuế lại giảm từ mức 328 tỷ đồng của năm 2021 về còn 140 tỷ đồng trong năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPX hiện không đủ điều kiện ký quỹ, nguyên nhân là do Công ty chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin. Đồng thời, HPX cũng nằm trong diện hạn chế giao dịch, chỉ còn được giao dịch phiên chiều kể từ ngày 23/5. Kết phiên giao dịch 12/7, thị giá HPX dừng ở mức 4.050 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên đạt hơn 3,3 triệu cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...