Hanoimilk có khả năng lỗ sau kiểm toán

Lãnh đạo Hanoimilk vừa tiết lộ là năm 2016 lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 1,8 tỷ đồng song có thể sẽ bị lỗ sau kiểm toán.
Hanoimilk có khả năng lỗ sau kiểm toán

Lãnh đạo Hanoimilk cho biết hoạt động kinh doanh rất khó khăn, lợi nhuận có thể bị lỗ

Ngày 24/6, CTCP Sữa Hà Nội - Hanoimilk (mã: HNM) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017.

Chia sẻ với cổ đông, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT cho biết, hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt khiến kết quả kinh doanh bị sụt giảm mạnh. Cụ thể, năm 2016, HNM ghi nhận doanh thu 256 tỷ đồng, giảm tới 17,5% so với năm 2015 và chỉ hoàn thành 71,1% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 1,8 tỷ đồng, chỉ hoàn thành nửa kế hoạch.

Nhắc lại sự cố khủng hoảng truyền thông năm 2008, ông Tuấn cho biết, uy tín của công ty và thương hiệu Hanoimilk đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để lấy lại được sự tin yêu của người tiêu dùng, mỗi năm, Hanoimil phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho marketing và quảng cáo nhưng vẫn chưa mấy hiệu quả. Thậm chí, HNM sẽ phải chịu lỗ trong ngắn hạn một vài năm.

Trong khi đó, công ty cũng phải dừng hoạt động 7 dây chuyền máy rót hộp Wed, thực hiện các dự án mới làm gia tăng chi phí kinh doanh...

Chủ tịch Hà Quang Tuấn cũng thừa nhận: “Công ty không thể chi các khoản marketing khổng lồ cho các chương trình PR và quảng cáo như các đối thủ. Hệ thống bán hàng của công ty hoạt động còn kém hiệu quả, nhiều nhân sự bán hàng không có chuyên môn, không chấp nhận hưởng lương khoán nên xin nghỉ việc”.

Hoạt động kinh doanh sụt giảm, cạnh tranh kém hơn trên thị trường sữa nên giá cổ phiếu HNM trên sàn cũng liên tục duy trì ở mức thấp, chỉ quanh mốc 5.100 đồng/CP. Hiện, cổ phiếu HNM vẫn nằm trong diện bị cảnh báo, chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần do công ty vi phạm quy định công bố thông tin (HNM chưa nộp BCTC kiểm toán năm 2016).

Nguyên nhân do đơn vị kiểm toán BCTC năm 2016 của HNM là Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long vừa bị UBCK đình chỉ tư cách kiểm toán, dẫn tới công ty bị chậm nộp BCTC kiểm toán đúng hạn.

Một thông tin “sốc” được lãnh đạo HNM tiết lộ là, lợi nhuận trên BCTC năm 2016 hiện là 1,8 tỷ đồng. Song khả năng sau kiểm toán lại BCTC thì lợi nhuận sẽ bị âm.

Những thông tin ảm đạm về kết quả kinh doanh của HNM khiến nhiều cổ đông thất vọng, rầu lòng vì nhiều năm liền không được nhận đồng cổ tức nào.

ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017, trong đó, mục tiêu doanh thu bán hàng đạt 328 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt gần 3,7 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 28,2% và 50% so với năm 2016.

Ban lãnh đạo cho biết, để tăng doanh thu, công ty sẽ đẩy mạnh gia công cho các công ty khác và cải thiện doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, giá vốn bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng chậm hơn doanh thu, do đó sẽ giúp tăng lợi nhuận.

Ngọc Diệp

>> HNX “xử” HNM, QNC, VAT, VIX, B82, MPT do chậm công bố báo cáo tài chính

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...