Hapro trở thành mục tiêu thâu tóm của tập đoàn BRG

Công ty liên quan đến tập đoàn BRG của doanh nhân Nguyễn Thị Nga đã đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro).
Hapro trở thành mục tiêu thâu tóm của tập đoàn BRG

Trong vòng 3 năm qua, làn sóng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã tạo điều kiện cho nhiều Tập đoàn tư nhân mua cổ phần và sở hữu các doanh nghiệp hàng đầu tại nhiều lĩnh vực. Nhìn chung, những cái tên quen thuộc nhất trở thành nhà đầu tư chiến lược trong các thương vụ này là Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn T&T và Tập đoàn BRG.

Nếu như vụ đấu giá cổ phần của Vinafood 2 vào ngày 14/03 tới đây xuất hiện cái tên T&T của ông Đỗ Quang Hiển thì đến cuối tháng, trong đợt đấu giá của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), đơn vị duy nhất đủ điều kiện làm nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco).

Vinamco thường được gọi tắt là Honda Tây Hồ và là một đơn vị có liên quan đến tập đoàn BRG của doanh nhân Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch của BRG kiêm Chủ tịch ngân hàng TMCP Seabank.

Theo phương án cổ phần hóa, công ty Hapro (mẹ) sau cổ phần hóa có vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng tương ứng 220 triệu cổ phiếu. Hapro sẽ đấu giá lần đầu 75,9 triệu cổ phần tương đương 34,51% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.800 đồng. Trong khi đó, 143 triệu cổ phần tương đương 65% vốn điều lệ sẽ được bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Mức giá chào bán tối thiểu cho nhà đầu tư chiến lược sẽ không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của phiên IPO. Do đó, Vinamco phải bỏ ra tối thiểu là 1.830 tỷ đồng cho thương vụ này.

Trước đây, Vinamco đã chi ra 1.250 tỷ đồng để mua 97,7% cổ phần của Tổng công ty Vinamotor từ Bộ Giao thông vận tải và hiện đang là cổ đông chiến lược của công ty Thương mại Thời trang Hà Nội (Hafasco), sở hữu cổ phần tại CTCP Cảng Sài Gòn.

Công ty này từng muốn mua 36% cổ phần của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) vào năm 2016.

BRG Group được biết đến là một tên tuổi lớn với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng như khách sạn Hilton Hà Nội, sân golf Đồng Mô, sân golf Đồ Sơn… Tham gia vào nhiều vụ IPO lớn, BRG trở thành cổ đông chiến lược của Thăng Long GTC, OSC Việt Nam, In Trần Phú…

Việc BRG tham gia vào vụ cổ phần hóa của Hapro cũng không có gì khó hiểu khi Tổng công ty này hội tụ rất nhiều yếu tố phù hợp với các lĩnh vực đầu tư của tập đoàn này.

Hapro hiện là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực chính là kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại nội địa và đầu tư phát triển hạ tầng thương mại. Đây là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về xuất khẩu một số mặt hằng nông sản, thực phẩm với doanh thu xuất khẩu gần 2.500 tỷ đồng mỗi năm.

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nội địa, Hapro đã phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích mang thương hiệu HaproMart, hệ thống thực phẩm an toàn HaproFood… Thương hiệu này đã quá quen thuộc với người dân thủ đô. Và đặc biệt, Hapro cũng là đơn vị đang quản lý và sử dụng 120 cơ sở nhà, đất trên cả nước ở các vị trí rất đẹp, tập trung tại trung tâm của Hà Nội và TP.HCM.

Trước đây, BRG đã tham gia vào một doanh nghiệp có hoạt động tương đồng với Hapro, đó là CTCP Intimex Việt Nam – một công ty kinh doanh siêu thị, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và kinh doanh bất động sản đang sở hữu quỹ đất khổng lồ.

Sau đó, khi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn, công ty thành viên của BRG là Công ty TNHH Thung lũng Vua đã mua cổ phần. Cùng với lượng cổ phần trực tiếp sở hữu, BRG qua đó đã nắm hơn 45% vốn tại Intimex.

Nói về Hapro, mặc dù có vị thế mà ít đơn vị sánh nổi nhưng doanh thu và lợi nhuận của Hapro ở trong xu hướng giảm dần từ năm 2014 đến nay. Theo báo cáo mới nhất, năm 2017, doanh thu đạt 3.180 tỷ đồng, không hoàn thành kế hoạch.

Dù vậy, Hapro tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng lớn trong các năm tới. Năm 2018, công ty lên kế hoạch doanh thu là 3.656 tỷ đồng và năm 2019, 2020 tăng trưởng trên 20%. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 chỉ hơn 13,6 tỷ đồng nhưng Hapro đặt kế hoạch các năm tiếp theo từ 68 tỷ đến 100 tỷ.

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...