Hậu sáp nhập, Trần Anh lần đầu báo lỗ

Mặc dù các chi phí đều được tiết giảm nhưng Trần Anh vẫn báo lỗ 7,5 tỷ đồng trong quý IV niên độ tài chính 2017, kết thúc ngày 31/3/2018, trong khi cùng kỳ lãi gần 9 tỷ đồng.
Hậu sáp nhập, Trần Anh lần đầu báo lỗ

CTCP Thế giới số Trần Anh (mã: TAG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV niên độ kết thúc ngày 31/3/2018.

Theo đó, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty đạt 1.048 tỷ đồng , giảm gần 8% so với cùng kỳ; lợi nhuận ghi nhận con số âm 7,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 9 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm doanh thu thuần đạt 3.515 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước. Đáng chú ý, mặc dù Trần Anh không đẩy mạnh hoạt động bán hàng và đầu tư nhưng chi phí cho các khoản này vẫn duy trì ở mức tương đối cao, khiến lỗ ròng lên đến 63 tỷ đồng.

Lý giải về nguyên nhân thua lỗ, ông Trần Kinh Doanh – Chủ tịch HĐQT cho biết, giai đoạn cuối năm 2017, Thế Giới Di Động chưa can thiệp vào hoạt động của công ty nhưng kết quả kinh doanh vẫn giảm mạnh do thông tin liên quan đến thương vụ sáp nhập gây ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, hai doanh nghiệp cũng chỉ tập trung hoàn thiện thủ tục M&A khiến một số siêu thị rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa, bán cầm chừng.

Tính đến ngày 31/3/2018, khoản vay ngắn hạn ngân hàng 467 tỷ đồng đã không còn trên BCTC. Đây là khoản vay được bảo đảm bằng tiền gửi có kỳ hạn, lãi suất từ 4,7% đến 5,4% một năm nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động.

Theo Trần Anh, khoản vay này đã bắt đầu được thanh toán từ giữa niên độ, ngay sau khi Thế Giới Di Động hoàn tất vụ mua lại.

Tính đến cuối niên độ, vay ngắn hạn Trần Anh đạt 34,5 tỷ đồng, phần lớn là khoản vay tín chấp từ Thế giới di động với lãi suất 5% một năm, còn lại là khoản vay dài hạn được chuyển đổi khoản mục do đến hạn trả. Bên cạnh đó, công ty còn một khoản vay dài hạn 2 tỷ đồng từ Ngân hàng Quân đội và sẽ đáo hạn sau ba năm tới.

Tất toán khoản vay trăm tỷ, nhưng tổng nợ phải trả của Trần Anh lại không giảm mà còn lại tăng thêm 65 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, lên mức 976 tỷ đồng. Nguyên nhân là phát sinh nợ tiền mua hàng hóa hơn 900 tỷ đồng từ công ty mẹ.

Còn nhớ, hồi tháng 8/2017, thông tin Thế giới Di động quyết định mua lại Trần Anh cuối cùng cũng được công bố sau một thời gian đồn đoán. Đây có lẽ là thương vụ M&A gây chú ý nhất thời gian này khi bên mua là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam, vốn nổi tiếng với tham vọng rất lớn, còn bên bị thâu tóm là doanh nghiệp điện máy từng chiếm thị phần lớn nhất tại miền Bắc.

Vào tháng 9, đại diện của Thế giới di động đã bắt đầu tiếp quản Trần Anh. Và ngay sau đó, khi công bố báo cáo tài chính quý 3/2017 (quý 2 theo niên độ tài chính của Trần Anh - do công ty bắt đầu năm tài chính từ 1/4 và kết thúc vào 31/3 năm sau), Trần Anh báo lỗ 7,5 tỷ đồng mặc dù trước đó luôn có lãi.

Tiếp tục, báo cáo tài chính quý 4/2017 (quý 3 theo niên độ tài chính của Trần Anh) vừa công bố cho biết doanh nghiệp lỗ sau thuế tới 44 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến điều này là doanh thu quý vừa qua chỉ đạt 645 tỷ đồng, bằng 2/3 so với cùng kỳ năm 2016.

>> Cựu chủ tịch Trần Anh: "Thị trường điện máy không còn nhiều tương lai"

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...