HBA tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số với doanh nghiệp”

Chiều nay, 29/06/2022, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) phối hợp với Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) và Viễn thông Hà Nội – Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số với doanh nghiệp” tại khách sạn Hanoi Daewoo, Hà Nội.
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo diễn ra nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp hội viên tiếp cận, nhận thức sâu hơn về vấn đề áp dụng công nghệ kỹ thuật số trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, chuyển đổi số đang là yêu cầu, xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp thay đổi phương thức làm việc, sản xuất thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn…

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Hồng Sơn - nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch VACOD, Chủ tịch HBA cho biết, “Chuyển đổi số” là khái niệm ra đời trong thời đại Internet bùng nổ, đang trở lên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. Theo nhận định của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thì “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Chúng ta không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc…”

TS. Nguyễn Hồng Sơn - nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch VACOD, Chủ tịch HBA phát biểu khai mạc hội thảo
TS. Nguyễn Hồng Sơn - nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch VACOD, Chủ tịch HBA phát biểu khai mạc hội thảo

TS. Nguyễn Hồng Sơn cho biết thêm, qua khảo sát về tình hình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận thấy, các doanh nghiệp Việt vẫn còn gặp phải những rào cản, khó khăn. Trong đó, có tới 60% doanh nghiệp nói rằng chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ là một rào cản. Ngoài ra, thách thức đối với quá trình chuyển đổi số còn đến từ việc làm sao để thay đổi được thói quen, tập quán kinh doanh và tìm kiếm ở đâu nguồn nhân lực hỗ trợ chuyển đổi số.

"Với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô vượt qua khó khăn thách thức do đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và cách ly xã hội trong 2 năm vừa qua vì ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19. Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hà Nội, Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam đã tìm hiểu, xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức, triển khai chuỗi các sự kiện, hội thảo tiếp xúc với các tổ chức, đơn vị, các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực “Chuyển đổi số”. Một trong số đó là: Hội thảo Chuyển đổi số Doanh nghiệp” được diễn ra ngày hôm nay nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp hội viên giải đáp những thắc mắc, tiếp cận, nhận thức sâu hơn về vấn đề áp dụng công nghệ kỹ thuật số trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" - TS. Nguyễn Hồng Sơn cho hay.

Cũng theo TS. Nguyễn Hồng Sơn, chuyển đổi số đang là việc quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển, giúp các doanh nghiệp thay đổi phương thức làm việc, sản xuất thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn.

Ông Đặng Duy Khánh – Trưởng Ban Dự án Chuyển đổi số Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của VNPT: "Thách thức của doanh nghiệp hiện nay là môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng đang thay đổi"
Ông Đặng Duy Khánh – Trưởng Ban Dự án Chuyển đổi số Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của VNPT: "Thách thức của doanh nghiệp hiện nay là môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng đang thay đổi"

Tham luận tại hội thảo, ông Đặng Duy Khánh – Trưởng Ban Dự án Chuyển đổi số Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của VNPT đã thuyết trình, giới thiệu hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ của VNPT trong chuyển đổi số doanh nghiệp.

Ông Đặng Duy Khánh cho biết, Việt Nam có hơn 850.000 doanh nghiệp trong đó 98% là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (SME), đóng góp 45% vào GDP hàng năm. Trong đó riêng TP Hà Nội có khoảng 281.228 doanh nghiệp.

Cũng theo ông Khánh, mục tiêu của chuyển đổi số doanh nghiệp là tăng doanh thu, giảm chi phí, tạo ra mô hình kinh doanh mới. Cụ thể, chuyển đổi số sẽ giúp tăng doanh thu thông qua dịch vụ quảng cáo số; Dịch vụ Email Marketing; Kênh thương mại điện tử; Thanh toán và giao nhận; Quản trị khách hàng đa kênh, hợp nhất; Tổng đài số.

Chuyển đổi số cũng sẽ giúp giảm chi phí khi ứng dụng các dịch vụ giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước (SmartCA, BHXH); Văn phòng điện tử, hội nghị trực tuyến; Phần mềm quản trị nội bộ: ERP, DMS, AMS….Đào tạo trực tuyến…

Ông Đặng Duy Khánh cũng đưa ra khung chuyển đổi số VNPT giúp các doanh nghiệp định hình vào các lĩnh vực, mục tiêu quan tâm nhất, nghiệp vụ cần thực hiện để chuyển đối số một cách rõ ràng với các thứ tự ưu tiên cụ thể.

Theo ông Khánh, các giai đoạn trưởng thành số của doanh nghiệp gồm: Giai đoạn 1: Số hoá – Chuyển đổi dữ liệu sang dạng số hoá; Giai đoạn 2: Ứng dụng công nghệ số: Đưa ứng dụng công nghệ vào quy trình, sản phẩm của doanh nghiệp; Giai đoạn 3: Sử dụng dữ liệu số, ứng dụng số tạo ra mô hình kinh doanh và giá trị mới.

Các lộ trình mẫu chuyển đổi số gồm: Xác định hiện trạng và mục tiêu, sau đó lên chương trình hành động và chuẩn bị nguồn lực; Triển khai và Đánh giá kết quả rồi rút kinh nghiệm.

Tại VNPT đang có hệ sinh thái chuyển đổi số doanh nghiệp, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng theo nhu cầu chuyển đổi số của khách hàng trên các trụ cột nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng, tối ưu hoạt động điều hành quản trị doanh nghiệp và đổi mới mô hình kinh doanh.

Cụ thể, VNPT đang cung cấp 100+ Sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, trong đó có các sản phẩm nổi bật, có tính đột phá.

Thứ nhất, dịch vụ VNPT Cloud cung cấp hạ tầng, nền tảng ứng dụng máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây cho phép khách hàng thiết lập hạ tầng điện toán có quy mô từ 01 máy chủ cloud riêng lẻ đến hệ thống có hàng trăm máy chủ cloud với đầy đủ công cụ quản trị tối ưu với:

Tính sẵn sàng cao: Hệ thống tự động chuyển đổi Cloud Server giữa các máy chủ khi gặp sự cố.

Khởi tạo dịch vụ nhanh chóng: Sau khi ký kết hợp đồng sẽ khởi tạo dịch vụ trong 10 phút.

Khả năng mở rộng dễ dàng: Đặt trên Trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier III của VNPT.

Quản trị hệ thống linh hoạt: Remote Desktop Protocol.

An toàn bảo mật tối đa: Các công nghệ bảo mật tiên tiến của Cisco Systems như Firewall; Virtual Security; Gateway.


Thứ hai, dịch vụ tài chính số: VNPT Money - Thanh toán không dùng tiền mặt. Ứng dụng trong giao dịch điện tử: Dịch vụ Hợp đồng điện tử, Ký số từ xa, hóa đơn điện tử với giải pháp VNPT ECONTRACT

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Dự án Chuyển đổi số Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của VNPT cũng đã giới thiệu thêm nhiều dịch vụ khác như VNPT SmartCA, dịch vụ VNPT INVOICE, VNPT oneBusiness - Dịch vụ quản trị doanh nghiệp tổng thể…

TS. Đào Đình Khả - Viện Quốc tế Pháp ngữ - ĐHQGHN tham luận tại hội thảo
TS. Đào Đình Khả - Viện Quốc tế Pháp ngữ - ĐHQGHN tham luận tại hội thảo

TS. Đào Đình Khả - Viện Quốc tế Pháp ngữ - ĐHQGHN cho rằng, từ tác động của xu thế bùng nổ công nghệ trong một môi trường kết nối bao trùm sẽ giúp chi phí công nghệ cơ bản giảm mạnh; Sự cộng hưởng/hội tụ của công nghệ tạo thành các sản phẩm công nghệ mới; Công nghệ đột phá mở ra các mô hình kinh doanh mới thay đổi các ngành; Các cơ hội ứng dụng công nghệ đa dạng mang lại cơ hội đổi mới sáng tạo… Bên cạnh đó, công nghệ truyền thông thế hệ mới sẽ giúp cho sự kết nối được diễn ra mọi lúc, mọi nơi, mọi chiều và phổ cập. Môi trường kết nối cũng dẫn đến sự lựa chọn và yêu cầu đa dạng: thách thức mới đòi hỏi liên tục đổi mới sản phẩm, dịch vụ. Tác động của xu thế bùng nổ công nghệ cũng sẽ dẫn đến sự bùng nổ thông tin và tri thức.

Đào Đình Khả cũng cho biết, môi trường số sẽ giúp thay đổi hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới. Dẫn đầu thị trường cần khả năng nắm bắt cơ hội mới. Các ví dụ điển hình về kinh nghiệm là Yahoo, Toshiba, Kodak. Đây là những doanh nghiệp không bắt cơ hội mới khiến cho thương hiệu bị mai một và bị phá sản.

Môi trường số cũng là thước đo giá trị sản phẩm. Tuy nhiên theo TS. Đào Đình Khả, doanh nghiệp cần liên tục đổi mới sáng tạo để cạnh tranh bền vững trong môi trường số nhiều biến động, cần phương thức mới để đổi mới sáng tạo hiệu quả và cạnh tranh bền vững.

Cũng theo TS. Đào Đình Khả, các doanh nghiệp cần chuyển đổi số bởi các thay đổi riêng rẽ dưới dạng các dự án ứng dụng CNTT trước đây không giải quyết được thấu đáo vấn đề. Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ nghiệp vụ hiện có, giúp doanh nghiệp tập trung vào quy trình nội bộ, tiếp cận tổng thể, toàn diện lấy khách hàng là trung tâm. Chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, trải nghiệm mới, sản phẩm dịch vụ mới.

Ông Phạm Tuấn Vũ – Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dự án Khoa học – Công nghệ Hanel với tham luận: Bảo vệ tài sản số của doanh nghiệp trong thời đại số cho rằng, chuyển đổi số với doanh nghiệp là quá trình thay đổi cách làm việc – hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp trên môi trường số. Trong quá trình chuyển đổi số thì tài sản của doanh nghiệp không còn là những tài sản hữu hình mà còn bao gồm cả những tài sản số.

Ông Phạm Tuấn Vũ – Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dự án Khoa học – Công nghệ Hanel
Ông Phạm Tuấn Vũ – Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dự án Khoa học – Công nghệ Hanel

Cũng theo ông Phạm Tuấn Vũ, tài sản kỹ thuật số là bất kỳ thứ gì chỉ tồn tại ở dạng kỹ thuật số và đi kèm với quyền sở hữu riêng biệt như: ảnh, logo, hình minh họa, phương tiện nghe nhìn, bản trình bày, bảng tính, tranh kỹ thuật số, tài liệu văn bản, thư điện tử, trang web, ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu....

Hiện các doanh nghiệp đang gặp phải những thách thức như: Các ứng dụng chuyển dần lên các nền tảng điện toán đám mây; tăng tốc trong việc khai phá thị trường trong hành trình chuyển đổi số; kỳ vọng khách hàng đối với việc thiết lập quyền riêng tư và an ninh thông tin tiếp tục tăng; Cạnh tranh tiếp tục tác động đến chiến lược kinh doanh.

Tuy nhiên có một giải pháp bảo mật ứng dụng hiệu quả sẽ giúp tạo ra kết quả bảo mật cao, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu kinh doanh và các bản nâng cấp không ảnh hưởng đến các công việc DevOps.

Thứ nhất: Dịch vụ giám sát – SOC thuộc trung tâm điều hành an ninh thông tin Hanel cung cấp dịch vụ giám sát toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp 24/7, để phát hiện các sự kiện an ninh mạng trong thời gian thực và giải quyết chúng nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.

Một đội ngũ chuyên gia bảo mật cao cấp lựa chọn, vận hành và duy trì các công nghệ an ninh mạng tiên tiến nhất và liên tục phân tích dữ liệu về mối đe dọa để tìm cách cải thiện tình hình an ninh của doanh nghiệp.

Lợi ích chính của việc vận hành hoặc thuê ngoài một SOC – trung tâm điều hành an ninh thông tin HANEL là nó thống nhất và điều phối các công cụ, phương pháp bảo mật của doanh nghiệp và ứng phó với các sự cố bảo mật. Giúp cho doanh nghiệp được cải thiên các biện pháp phòng ngừa và chính sách bảo mật, phát hiện mối đe dọa nhanh hơn và phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn đối với các mối đe dọa an ninh.

HBA tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số với doanh nghiệp” ảnh 8Thứ hai, giải pháp giám sát, phân tích và phản ứng an ninh bảo mật toàn diện, tự động tích hợp trí tuệ thông minh nhân tạo - XDR giúp thu thập và phân tích thông minh nhiều loại thông tin
.

Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin bao gồm: Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn thông tin của trang/cổng thông tin điện tử; Kiểm tra đánh giá mức độ an toàn thông tin của phần mềm, ứng dụng web; Kiểm tra đánh giá mức độ an toàn thông tin của hệ thống.

Sau phần tham luận, các diễn giả đã dành thời gian giải đáp thắc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp với không khí vô cùng sôi nổi.

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Lương Cao Trí – Giám đốc VNPT Hà Nội rất mong muốn các doanh nghiệp bước vào chuyển đổi số bởi vì chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, làm thay đổi phương thức quản lý, mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Cuối bài phát biểu, ông Lương Cao Trí gửi đến các doanh nghiệp thông điệp: “Hiệp hội sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số”.

Được biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra một chiến lược rõ ràng về chuyển đổi số và đang hướng tới mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 20% GDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thông minh, không ai bị bỏ lại phía sau...

Cụ thể, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Trong khi đó đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%....

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…