Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 của các ngân hàng

Vụ Dự báo, thống kê Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả chính trong cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các Tổ chức tín dụng (TCTD) quý III/2022.
Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 của các ngân hàng

Như kỳ vọng tại kỳ điều tra trước, các TCTD đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong quý II/2022 có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với quý I/2022. Trong quý III/2022, 54,6% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục "tăng nhẹ" so với quý II/2022, 38,9% TCTD kỳ vọng "không đổi" và 6,5% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ. 

Trong năm 2022, 87,7% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 8,5% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 (tăng so với tỷ lệ 5,8% TCTD dự kiến tại kỳ điều tra tháng 3/2022) và 3,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Trong quý II/2022, các TCTD tiếp tục đánh giá các nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý trước.

Theo các TCTD, trong số các nhân tố khách quan, ”Sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý II/2022 và dự kiến cả năm 2022, trong khi đó, “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD. 

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD nhận định về cơ bản giữ nguyên hoặc có chiều hướng “giảm nhẹ” trong quý II/2022 và quý III/2022 so với quý liền trước. 

Tình hình lao động, việc làm của ngành tài chính ngân hàng trong Quý II/2022 tăng chậm lại so với quý trước và được kỳ vọng diễn biến tích cực hơn trong Quý III/2022 cũng như trong cả năm 2022 so với năm 2021.

Xem thêm

25 sàn giao dịch tiền điện tử biến mất chỉ trong 30 ngày

25 sàn giao dịch tiền điện tử biến mất chỉ trong 30 ngày

Tính đến ngày 6/7, số lượng sàn giao dịch tiền điện tử trên toàn cầu ở mức 500, giảm so với mức cao được ghi nhận trong những tháng trước. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, con số này là 525 vào ngày 6.6, như vậy lĩnh vực tiền điện tử đã mất 25 sàn giao dịch chỉ trong 30 ngày.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...