Hiểm họa từ tội phạm mạng và giải pháp cho doanh nghiệp

Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) hôm nay (21/6) công bố về hiểm họa từ tội phạm mạng gây ra đối với các cá nhân, doanh nghiệp, trong đó điểm đáng lưu ý là có đến 92% các máy tính mới và chưa sử
Hiểm họa từ tội phạm mạng và giải pháp cho doanh nghiệp

Phần mềm vi phạm bản quyền vẫn là một nguồn thu nhập sinh lợi cho tội phạm mạng và các nhà cung cấp kém đạo đức. Thị trường thương mại Châu Á Thái Bình Dương của phần mềm không chính hãng đã đạt mức 19 tỷ USD vào năm 2016.

Vậy các doanh nghiệp nên phòng tránh bằng cách nào? Theo đại diện Microsoft, việc phòng vệ hiệu quả nhất chống lại mã độc từ phần mềm giả mạo là sử dụng phần mềm chính hãng. Người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ có thể tự bảo vệ bản thân khỏi phần mềm giả mạo - mã độc với các phương pháp sau: Mua máy tính từ nhà cung cấp uy tín; Luôn yêu cầu phần mềm chính hãng từ nhà cung cấp và yêu cầu được phần mềm được cài đặt sẵn từ đối tác phần cứng; Khi mua máy, luôn yêu cầu nhà cung cấp hóa đơn ghi rõ tên phần mềm và phiên bản cài đặt trên máy tính; Giữ máy tính của bạn luôn trong tình trạng được cập nhật phần mềm và chương trình bảo mật cập nhật nhất. Sử dụng phần mềm diệt virus mạnh nhất; Không sử dụng các phiên bản hệ điều hành cũ, ví dụ Windows XP, vì đã hết vòng đời sử dụng.

Với các doanh nghiệp lớn và các tổ chức, có một vài tư vấn để có được hệ sinh thái CNTT mạnh như sau: Thứ nhất, nâng cao các hệ thống nhận dạng cơ bản với cơ chế xác thực nhiều yếu tố để đạt được mức độ tin cậy cao hơn.

Thứ hai, các tổ chức cần đảm bảo rằng phần mềm và hệ điều hành của họ được cập nhật thường xuyên và tất cả các bản vá lỗi bảo mật được áp dụng ngay khi phát hành.

Thứ ba, phiên bản cũ và không còn được hỗ trợ của phần mềm nên được dừng sử dụng ngay khi có phiên bản hiện đại và an toàn hơn.

Thứ tư, mọi thiết bị máy tính của tổ chức cần được bảo vệ bằng giải pháp chống mã độc mạnh mẽ, uy tín. Các định nghĩa mã độc phải được cập nhật hàng ngày để đảm bảo tổ chức có thể phòng chống lại các cuộc tấn công mạng.

Thứ năm, đào tạo nhân viên thực hành an toàn trên mạng và giáo dục họ về tầm quan trọng của việc sử dụng nền tảng phần mềm đáng tin cậy.

“Các tổ chức cần nhận thức rằng không gian mạng không còn chỉ là bảo vệ các tài sản online, mà còn là cơ hội mới. Theo khảo sát năm 2017 mang tên KPMG 2017 CEO Outlook thì 71% CEO thấy rằng các đầu tư trên kênh trực tuyến sẽ là các cơ hội doanh thu mới, chứ không chỉ là nơi tiêu tốn tiền bạc. Dẫu sao, tấn công mạng vẫn ở mức cao. Cũng theo báo cáo Harvey Nash/ KPMG CIO thì có khoảng 32% lãnh đạo CNTT đều đối mặt với tấn công mạng trong 24 tháng qua. Việc thiết lập một nền tảng lành mạnh vững vàng về không gian mạng vẫn là cấp thiết với sự thành công trong chuyển đổi kỹ thuật số. Ví dụ, các tổ chức cần đưa “thiết kế an toàn điển hình” cho quy trình vận hành và thiết kế sản phẩm, nhân viên phải được đào tạo kỹ để có nhận thức về nguy cơ mã độc tấn công và cần sử dụng các nền tảng phần mềm đáng tin cậy. Nếu không có tư tưởng “luôn sẵn sàng bảo vệ mạng” trong tâm thế doanh nghiệp, sẽ là thách thức rất lớn cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển trong kỷ nguyên kỹ thuật số” - ông Daryl Perreira - Giám đốc khối An toàn mạng, KPMG Singapore phát biểu.

 Hồ Hường (đưa tin từ Singapore)

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...