Hiệp hội Ngân hàng đề nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ

NHNN đang đưa ra Dự thảo sửa Thông tư 01 đó là kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng so hiện hành, tới 30/6/2022.
Hiệp hội Ngân hàng đề nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có Công văn số 305/HHNH-PLNV ngày 27/8/2021 về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (Thông tư 01).

Hiệp hội Ngân hàng cho biết, đây là lần thứ 3 sửa đổi Thông tư 01 liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp và tổ chức tín dụng (TCTD) bởi đại dịch COVID-19, chưa nói đến dự thảo lần này cũng không loại trừ khả năng phải sửa đổi lần thứ 4 nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dựa vào kế hoạch, mục tiêu phấn đấu của Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh (Chính phủ đã xây dựng kịch bản cả nước mắc 30.000 ca nhiễm bệnh, nay đã lên gấp hơn 10 lần, điều đó cho thấy dịch bệnh có diễn biến khó lường, không thể đặt mục tiêu một cách chính xác như thời hạn trả nợ được) thì phải xác định việc sửa đổi Thông tư liên tục theo diễn biến dịch bệnh.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị nên sửa đổi, bổ sung những điểm cơ bản như: thời điểm xác định, thời hạn được cơ cấu cho phù hợp thực tế; còn nội dung khác cần xây dựng mang tính ổn định xuyên suốt, không nên sửa đổi một nội dung nhưng kèm theo nhiều nội dung liên quan phải sửa đổi.

Công văn của Hiệp hội Ngân hàng phân tích, tại Thông tư 01 quy định loại dự thu khoản nợ cơ cấu và đến Thông tư 03 bổ sung việc trích lập dự phòng rủi ro phù hợp thể hiện mang tính an toàn hệ thống. Còn lại việc quy định các thời điểm cơ cấu, phát sinh nợ từ thời điểm a đến thời điểm z là theo cảm tính dựa vào kịch bản cũng như các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19. Chính vì vậy phải liên tục sửa đổi, bổ sung thời điểm kèm theo nhiều nội dung khác liên quan nhằm bổ sung ngày càng chặt, gây khó cho TCTD khi thực hiện.

Hiệp hội cũng đề nghị cho phép cơ cấu nợ đối với cả dư nợ thẻ tín dụng cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vì với xu hướng không dùng tiền mặt như hiện nay thì thẻ tín dụng là một hình thức cấp tín dụng rất phổ biến. Đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì việc tăng cường sử dụng biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt là rất cần thiết. Thực tế số lượng các khách hàng cá nhân sử dụng thẻ tín dụng cũng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Hay tại điểm 2, khoản 1, Điều 1 (dự thảo Thông tư) có quy định: "Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022". Hiệp hội đề nghị sửa thời hạn theo Thông tư 01 "…cho đến sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch ".

Hiệp hội Ngân hàng cũng lưu ý: "nếu NHNN vẫn có ý định tiếp tục sửa đổi lần thứ tư thì quy định như dự thảo, nếu hy vọng sống chung với COVID thì quy định đến ngày 31/12/2022 (hết năm 2023 TCTD đã phải trích dự phòng rủi ro 100% khoản nợ cơ cấu mà NHNN còn quy định như vậy là không phù hợp)".

"Nếu thực hiện theo Thông tư 01 có bổ sung việc dự phòng và xác định cơ cấu khoản nợ tại thời điểm trước ngày 23/1/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch và có quan điểm nhất quán như Thông tư 01 và 1 phần Thông tư 03, thì sửa đổi Thông tư chỉ việc điều chỉnh số dư nợ quá hạn đến ngày Thông tư hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành hoặc có thể giao cho TCTD tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật thì NHNN không phải lo liên tục sửa đổi Thông tư", Hiệp hội Ngân hàng đề nghị.

Hiệp hội Ngân hàng cũng đề nghị NHNN cần lắng nghe ý kiến thực tế của các TCTD và của Hiệp hội trên cơ sở tổng hợp ý kiến hội viên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...