NHNN ban hành quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD

Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn phải trích lập 100%.
NHNN ban hành quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD

Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn phải trích lập 100%.

NHNN vừa ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư yêu cầu TCTC, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin, số liệu về khách hàng, bao gồm cả thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), công ty thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật để theo dõi, đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng sau khi đã xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp; thực hiện tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định.

Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tự phân loại và cung cấp cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh nhóm nợ theo danh sách này và điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro của tháng cuối cùng của quý.

Thông tư nêu rõ, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ.

Thông tư quy định, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Thông tư quy định cụ thể tỉ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2021.

Xem thêm

Nợ xấu tiềm ẩn sẽ cao hơn con số báo cáo

Nợ xấu tiềm ẩn sẽ cao hơn con số báo cáo

Theo BVSC, tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng thương mại có thể vẫn sẽ được kiểm soát ở mức thấp trong quý cuối năm nhưng tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn trên thực tế sẽ cao hơn các con số trên báo cáo chính thức.
Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Giải mã nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã lý giải nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên từ đầu năm.
Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Theo Ts Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu gộp đến cuối năm 2020 của ngành ngân hàng sẽ đạt khoảng 4,5% và tăng lên 5-6% trong năm 2021. Do đó, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu sẽ phải thay đổi.
VAMC đã xử lý được 2 tỷ USD nợ xấu

VAMC đã xử lý được 2 tỷ USD nợ xấu

Theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC, trong năm 2020, VAMC đã xử lý thu hồi nợ xấu tạm tính là 47.515 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD), đạt 95,03% kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...