Hiệp hội Thép Việt Nam lo ngại thép xuất xứ từ Trung Quốc

Bện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống gian lận thuế, tự vệ thương mại… được áp dụng đồng loạt ở nhiều quốc gia đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Hiệp hội Thép Việt Nam lo ngại thép xuất xứ từ Trung Quốc

Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã thực hiện chính sách cắt giảm năng lực sản xuất dư thừa để tái cấu trúc lại ngành công nghiệp thép trong nước và chuyển dần năng lực dư thừa bằng hàng loạt dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có khu vực ASEAN và Việt Nam.

“Tình hình dư thừa nguồn cung thép trên thế giới luôn gây ra sự bất ổn của thị trường thép toàn cầu, đặc biệt là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới. Trước sức ép cung - cầu thép mất cân đối, chủ nghĩa bảo hộ được đánh giá càng ngày càng gia tăng ở tất cả các quốc gia để hạn chế làn sóng nhập khẩu thép vào quốc gia mình. Mỹ và EU là những ví dụ điển hình”, VSA nhận định.

Tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định áp thuế nhập khẩu lên thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo đó, cơ quan hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44% lên lượng thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam, nhưng sử dụng các vật liệu nền xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài ra, thép chống ăn mòn từ Việt Nam cũng đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế chống trợ cấp là 39,05%.

Quá tải về nguồn cung, cũng như sự đầu tư ồ ạt gần đây của các nhà đầu tư thép Trung Quốc tại Indonesia đang đe dọa toàn ngành, là bài học nhãn tiền khi cánh cửa xuất khẩu dần hẹp lại trong khi lượng tiêu thụ nội địa có giới hạn.

Các doanh nghiệp thép trong nước kêu gọi, khi xem xét tiếp nhận dự án đầu tư mới, cơ quan quản lý nhà nước cần phải cân nhắc đến yếu tố cung - cầu, sự cạnh tranh thương mại giữa các quốc gia, các vấn đề về môi trường, năng lượng, lao động… để đưa ra quyết định chính xác.

Có thể bạn quan tâm