Hiệu quả kinh doanh của DNNN chỉ đến từ một vài doanh nghiệp lớn

Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì phần lớn tập nguồn lực tập trung vào 7 tập đoàn và trên 60 tổng công ty nhà nước.
Hiệu quả kinh doanh của DNNN chỉ đến từ một vài doanh nghiệp lớn

Ảnh minh hoạ

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, phần lớn doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước nằm ở ngành nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh thấp.

Hiện, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc vào một vài doanh nghiệp lớn. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì phần lớn tập nguồn lực tập trung vào 7 tập đoàn và trên 60 tổng công ty nhà nước. Trong đó, 7 tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ 66% tài sản, nắm giữ 66,7% vốn chủ sở hữu nhà nước, tạo ra 61,7% doanh thu; 56,5% lợi nhuận trước thuế và 56,7% số thu ngân sách nhà nước.

Trong bảng xếp hạng Global 500 năm 2017 của Fotune, doanh nghiệp xếp cuối cùng là tập đoàn Ericsson với doanh thu 23,5 tỷ USD, cao hơn 2 lần so với các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất Việt Nam là EVN 11,9 tỷ USD; PVN 11,8 tỷ USD; Viettel 10,8 tỷ USD.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng cho rằng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, một số dự án của doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát vốn lớn như 12 dự án của ngành công thương.

Cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tính công khai minh bạch còn hạn chế. Số lao động, doanh nghiệp nhà nước đông, năng suất thấp, lao động có trình độ tay nghề cao còn thiếu và yếu. Doanh nghiệp nhà nước còn có nhiều thiết bị còn lạc hậu, chưa theo kịp kỹ thuật tiên tiến của thế giới và yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.

Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp còn cồng kềnh, thiếu hiệu lực. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng. Cá biệt, một số lãnh đạo vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp, kinh doanh thua lỗ, mất vốn tại các dự án.

Ở các ngành có mức độ cạnh tranh cao giữa các thành phần kinh tế như thương mại, xây dựng, công nghiệp chế tạo thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước rất thấp. Điều này cho thấy áp lực cạnh tranh đã bộc lộ những điểm hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.

Đáng lưu ý, bình quân doanh nghiệp nhà nước có nợ phải trả cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu, trong khi mức trung bình doanh nghiệp Việt Nam là 2 lần

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...