Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HNG trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2018 là số âm. Theo báo cáo này, doanh thu năm 2018 của HNG là 3.688 tỷ đồng, tăng trưởng 11%. Tuy nhiên, công ty lại báo lỗ sau thuế 656 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là âm 659 tỷ đồng.
Ngoài ra, kiểm toán còn nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Nhóm công ty HNG do nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, do vi phạm một số điều khoản về các khoản vay và trái phiếu, do phát sinh khoản lỗ thuần trong năm.
HNG giải trình khoản lỗ thuần phát sinh năm 2018 do công ty lập dự phòng đầu tư dài hạn và trích trước dự phòng một số khoản chi phí liên quan đến kinh doanh. Trong 1.269 tỷ chênh lệch nợ ngắn hạn vượt quá tài sản dài hạn đã tính đến khoản vay ngắn hạn đối với Thaco số tiền 2.217 tỷ đồng, đây là tiền phát hành trái phiếu chuyển đổi được đáo hạn vào 9/8/2019.
Ngoài ra, công ty đã được 1 số ngân hàng xác nhận không thu nợ trước hạn đối với các khoản vay bị vi phạm, HNG vẫn tiếp tục làm việc với các ngân hàng còn lại về điều chỉnh các điều khoản đã vi phạm. Công ty cũng đang hợp tác chiến lược với Thaco đầu tư vào mảng nông nghiệp, bất động sản.
Danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đến ngày 1/4/2019 cũng có cả cổ phiếu của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG), cổ phiếu này đang thuộc diện cảnh báo. Với việc bổ sung HNG, danh sách chứng khoán không đủ điều kiện margin trên HoSE đã tăng lên con số 8.
Đáng chú ý, thông tin kể trên được công bố giữa bối cảnh cổ phiếu HNG vừa có một tuần giao dịch sôi động.Cụ thể, trong tuần giao dịch 25-29/3, thanh khoản HNG bất ngờ tăng vọt; khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 2,7 triệu cổ phiếu/phiên, gấp hơn 11 lần so với tuần giao dịch 18-22/3. Song song với đó, thanh khoản của HAG cũng cải thiện đáng kể.
Trong một diễn biến liên quan, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cũng vừa công bố BCTC hợp nhất 2018 kiểm toán, trong đó xác định Tập đoàn đang là bị đơn của việc kiện liên quan đến việc góp vốn với FPT Capital.
Đáng chú ý, cá nhân ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT cam kết có đủ khả năng thực hiện toàn bộ các nội dung trong hợp đồng tuỳ thuộc vào phán quyết, theo yêu cầu từ phía FPT Capital là mua lại toàn bộ số cổ phiếu HNG với giá trị 141 tỷ đồng.
Trước đó vào tháng 10/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã thụ lý giải quyết vụ án kinh doanh thương mại về việc tranh chấp về hợp đồng góp vốn. Các đối tượng bao gồm, nguyên đơn là FPT Capital; bị đơn là ông Đoàn Nguyên Đức và HAGL; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là HAGL Agrico - tiền thân là Tổng CTCP Cao su Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Rubber).
Nội dung, FPT Capital khởi kiện và yêu cầu HAGL mua lại toàn bộ 2.242.500 cổ phần HAG Rubber mà công ty nắm giữ với giá trị yêu cầu hơn 141 tỷ đồng. T
heo các nội dung trong các Hợp đồng góp vốn có yêu cầu, trong mọi trường hợp và vào bất kỳ thời điểm nào sau 6 tháng kể từ ngày HAGL Agrico (HAGL Rubber) thực hiện niêm yết (ngày 10/7/2015), Tập đoàn có nghĩa vụ mua lại toàn bộ số cổ phần HAGL Agrico mà FPT Capital nắm giữ trong trường hợp ông Đoàn Nguyên Đức không thực hiện cam kết này.
>> Bộ đôi HNG và HAG bất ngờ tăng trần