Hoa Kỳ hủy bỏ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Sản phẩm tủ gỗ “thuần” Việt Nam được Hoa Kỳ áp dụng Cơ chế tự xác nhận, không phải chịu thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp…

Sản phẩm tủ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được bảo vệ
Sản phẩm tủ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được bảo vệ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã hủy bỏ toàn bộ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là thông tin trong bản kết luận cuối cùng về vụ việc do DOC ban hành.

Sau quá trình điều tra và đưa ra kết luận cuối cùng, DOC sẽ gửi thông báo cho Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) hướng dẫn áp dụng Cơ chế tự xác nhận (Certificate Regime) với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Cơ chế này cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu tủ gỗ của Việt Nam không thuộc các trường hợp vi phạm được loại trừ, không phải nộp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Để chứng minh nguồn gốc sản phẩm tủ gỗ “thuần” Việt khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần hoàn thành mẫu tờ khai tự xác nhận dành cho nhà xuất khẩu và cung cấp một bản sao cùng các tài liệu chứng minh (hóa đơn, đơn đặt hàng, biên bản sản xuất…) cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, đồng thời nhà nhập khẩu phải hoàn thành mẫu tờ khai tự xác nhận dành cho nhà nhập khẩu trước ngày vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh việc có đơn tự xác nhận, các doanh nghiệp cần lưu giữ các hồ sơ, chứng từ làm căn cứ chứng minh cho xác nhận đó trong vòng 5 năm kể từ khi lô hàng được xuất khẩu để cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ thực hiện việc thẩm tra, xác minh nếu cần thiết.

Ngoài ra, kết luận cuối cùng của DOC giữ nguyên những luận điểm đã nêu tại kết luận sơ bộ về vụ việc ban hành hồi tháng 9/2023. Theo đó, 3 trường hợp tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam có các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc bị xác định thuộc phạm vi của lệnh áp thuế hiện hành với Trung Quốc, gồm:

Sản phẩm có thành phần cửa, mặt hộc và khung gỗ sản xuất tại Trung Quốc, sau đó được lắp ráp tại Việt Nam và được kết hợp với hộp ván tủ và hộp hộc kéo sản xuất ở Việt Nam;

Sản phẩm có cửa, mặt hộc và khung gỗ là bán thành phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó tiếp tục gia công tại Việt Nam và được kết hợp với hộp ván tủ và hộp hộc kéo sản xuất ở Việt Nam;

Sản phẩm có các chi tiết bán thành phẩm của cửa, mặt hộc và khung gỗ (bao gồm đai, trụ, ván) được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó tiếp tục gia công tại Việt Nam và được kết hợp với hộp ván tủ và hộp hộc kéo sản xuất ở Việt Nam.

Sau khi sự việc xảy ra, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan cần thực hiện một số yêu cầu nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như: Tìm hiểu và tuân thủ đầy đủ quy định về Cơ chế tự xác nhận của Hoa Kỳ; Tiếp tục theo dõi thông tin cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ Thương mại để xây dựng phương án kinh doanh, xuất khẩu phù hợp; Thông báo cho Cục Phòng vệ Thương mại trong trường hợp có vấn đề phát sinh để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Thời gian qua, Bộ Công thương luôn có động thái tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu và bảo vệ các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Mới đây, trong buổi tiếp đón Thượng nghị sỹ Tammy Duckworth, thành viên Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Quốc phòng, Ủy ban Thượng viện về Doanh nghiệp nhỏ và Doanh nhân, Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông vận tải của Thượng viện Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long đã bày tỏ quan ngại của Việt Nam liên quan đến những hạn chế tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và tần suất các vụ việc phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam;

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị bà Thượng nghị sỹ Tammy Duckworth có ý kiến tới các Cơ quan liên quan của Hoa Kỳ để có đánh giá khách quan, công bằng và phù hợp với thực tiễn sản xuất trong quá trình xem xét vấn đề công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Về phần mình, Thượng nghị sỹ Tammy Duckworth chia sẻ quan điểm đối với những vấn đề kinh tế thương mại còn tồn tại, Thượng nghị sỹ khẳng định hai nước cần tăng cường hợp tác, đối thoại để tìm kiếm giải pháp đáp ứng được cao nhất lợi ích của tất cả các bên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…