Hoàng Anh Gia Lai "oằn mình" trả lãi vay, ngân hàng cũng khóc

Cổ đông của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) đã bị sốc về kết quả kinh doanh thua lỗ tới 1.075 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016. Đây mới chỉ là bề nổi.
Hoàng Anh Gia Lai "oằn mình" trả lãi vay, ngân hàng cũng khóc

Đi sâu vào các hoạt động tài chính sẽ thấy khối nợ vay ngân hàng lên tới 24.835 tỷ đồng đang là gánh nặng nợ- lãi khủng khiếp.

Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố Nghị quyết HĐQT cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư nửa đầu năm, trong đó, báo lỗ trước thuế 1.075 tỷ đồng, dù cùng kỳ năm trước vẫn lãi hơn 1.000 tỷ đồng. Con số này đã xác nhận những nghi ngờ, đồn đoán trước đó về số lỗ kỷ lục của HAG sau khi bung bét thông tin tập đoàn gặp khó khăn, nợ nần chồng chất…

Thua lỗ do lãi vay? 

Trong 6 tháng qua, doanh thu thuần của HAG chỉ đạt 3.658 tỷ đồng và doanh thu tài chính 507 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty ghi nhận khoản lỗ trước thuế 1.075 tỷ đồng, riêng các khoản lỗ bất thường là 941 tỷ đồng. Lý giải số lỗ bất ngờ này, HAG cho biết, do thanh lý dự án bất động sản tại Tp. HCM 413 tỷ, đánh giá lại tài sản không hiệu quả 530 tỷ đồng và lỗ do lãi vay. Cùng thời điểm này, công ty CP Nông Nghiệp Quốc Tế Hoàng Anh Gia Lai (mã: HNG) - công ty con của HAG – cũng báo lỗ trước thuế 533 tỷ đồng, dù doanh thu tăng tới 24%, đạt 2.579 tỷ đồng.

Nguyên nhân HNG thua lỗ cũng giống như HAG là “do đánh giá lại các tài sản không hiệu quả và lãi vay”, trong đó các khoản lỗ khác lên tới 525 tỷ đồng. Đến thời điểm này, cả HAG và HNG đều đang “câu giờ” xin hoãn công bố báo cáo tài chính quý II/2016 như một chỉ dấu cảnh báo tình hình tài chính đang “có vấn đề khó nói”. Theo báo cáo tài chính quý I/2016, HAG đang có dư nợ vay rất lớn, lên tới 28.107 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng so với cuối năm 2015.

Khi tình hình khó khăn của HAG được công bố, cũng là lúc hơn chục ngân hàng đã phải họp bàn, tìm cách giải cứu cho HAG, mà thực chất là tái cơ cấu nợ cho “con nợ sòng phẳng nhất” này. Tính đến 31/3/2016, dư nợ vay của HAG còn rất lớn tại nhiều ngân hàng, đơn cử: BIDV (4.763 tỷ đồng), ngân hàng liên doanh Lào Việt (2.245, 6 tỷ đồng), SHB chi nhánh PhnomPenh (491 tỷ đồng), HDBank (1.326 tỷ đồng), Eximbank (3.125 tỷ đồng), Sacombank (869 tỷ đồng), MB chi nhánh Phnompenh (439,78 tỷ đồng)… Tổng dư nợ vay tại các ngân hàng lên tới 13.262 tỷ đồng, trong đó, chiếm tới 73% là nợ vay dài hạn, tương ứng khoảng 9.647 tỷ đồng (gồm 1.177 tỷ nợ dài hạn đến hạn trả).

Đó là chưa kể khối nợ vay hàng chục nghìn tỷ đồng khác thông qua kênh phát hành trái phiếu HAG và HNG mà các ngân hàng, công ty chứng khoán của mình đã tích cực mua. Vì với quy mô vay nợ hàng tỷ USD, từ các nguồn vay ngân hàng, trái phiếu, tổ chức,… gánh nặng nợ lãi, “lãi mẹ đẻ lãi con” sẽ còn tiếp tục “làm khổ” các lãnh đạo HAG và HNG. 

Lợi nhuận không đủ trả lãi 

Báo cáo cũng cho thấy, HAG đang có nợ vay thông qua phát hành trái phiếu rất lớn bán cho BIDV, BSC, ACBS, FPTS, VPBank… Tổng dư nợ trái phiếu thường phát hành trong nước là 11.573 tỷ đồng, có kỳ hạn từ 3-5 năm. Trong đó, khoản trái phiếu đáo hạn gần nhất là 950 tỷ đồng đáo hạn ngày 9/7/2016 đối với hai trái chủ là BIDV và BSC. Được biết, những khoản nợ trái phiếu này đã phát sinh từ năm 2013-2014 là thời điểm thị trường tín dụng tăng “nóng” với lãi suất cho vay rất cao. Lãi suất mà HAG phải trả cho các trái chủ ngân hàng là 9-10,35%/năm (trong năm đầu tiên). 

Hoàng Anh Gia Lai "oằn mình" trả lãi vay, ngân hàng cũng khóc ảnh 1

Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà khẳng định: "Hoàng Anh Gia Lai là con nợ sòng phẳng nhất"

Câu hỏi đặt ra là chi phí lãi vay đã và đang ảnh hưởng như thế nào tới kết quả kinh doanh của HAG và HNG? Phía sau khối nợ vay “khủng” hàng chục nghìn tỷ này, những ai đang “thực sự khổ tâm” khi Hoàng Anh Gia Lai và Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức rơi vào cảnh khốn khó.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, chi phí lãi vay của HAG đã lên tới 782 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 55 tỷ đồng so với cuối quý I/2016. Con số lãi vay 782 tỷ đồng này còn cao hơn cả mức lợi nhuận gộp 591 tỷ đồng mà HAG vất vả có được trong 6 tháng qua. Nói cách khác, toàn bộ lợi nhuận làm ra đã không đủ để trả chi phí lãi vay, chưa kể các khoản chi phí bán hàng, quản trị doanh nghiệp…

Để hiểu mức độ “khổ tâm” của lãnh đạo HAG khi vay nợ, trả lãi của HAG, có thể làm một phép tính đơn giản sau: dư nợ vay ngân hàng 13.262 tỷ đồng, với lãi suất vay 10%/năm, số tiền lãi phải trả mỗi năm lên tới 1.326 tỷ đồng. Ngoài ra, với 11.573 tỷ đồng nợ trái phiếu, lãi suất khoảng 9%/năm, tiền lãi phải trả lên tới 1.041 tỷ đồng…

Có thể hiểu, với quy mô vay nợ hàng tỷ USD, thì mỗi năm, HAG cũng đang “méo mặt” vì gánh nặng trả lãi vài nghìn tỷ đồng. Do đó, việc lãi vay đã và đang “bào mòn” lợi nhuận gộp của HAG cũng như các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào “bầu sữa” vốn từ các ngân hàng.

Nếu doanh nghiệp không trả được nợ, lãi vay cho ngân hàng thì cũng đồng nghĩa lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nợ xấu sẽ “phình” to. Thế nên, khi HAG lâm vào khó khăn, thì những người chịu thiệt hại trước tiên chính là ngân hàng – chủ nợ cho vay. Các ngân hàng không thể ngồi yên khi “con nợ nghìn tỷ” rơi vào cảnh làm ăn bết bát, thua lỗ.

Theo Thu Hằng/TBKD

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...