Hôm nay, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Hôm nay (4/6), Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn (diễn ra từ ngày 4 - 6/6).
Hôm nay, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Sau khi Quốc hội nghe báo cáo kết quả việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ làm được đầu tiên "đăng đàn" trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ trả lời nhóm vấn đề về giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các TP lớn; giải pháp xử lý triệt để những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông BOT.

Tiếp theo, Bộ trưởng Bộ TM&MT Trần Hồng Hà sẽ "đăng đàn" trả lời nhóm vấn đề công tác quản lý đất đai tại các TP lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất; tình trạng ô nhiễm lưu vực sông, xử lý rác thải...

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung là người thứ 3 trả lời trước Quốc hội về thực trạng thị trường lao động, công tác quản lý xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm sau đào tạo; tình trạng bạo hành và xâm hại tình dục đối với trẻ em...

Sau đó, Bộ trưởng Bộ GT&ĐT Phùng Xuân Nhạ "đăng đàn" trả lời về chất lượng giáo dục, công tác quản lý giáo dục mầm non ngoài công lập, tình trạng xuống cấp về chuẩn mực đạo đức, lối sống trong ngành giáo dục.

Trong phiên chất vấn, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ khác cũng tham gia giải trình các vấn đề đại biểu (ĐB) quan tâm.

Chiều 6/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ sẽ thay mặt Chính phủ giải trình thêm các vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của các ĐB

Đây là kỳ họp đầu tiên, phiên chất vấn và trả lời chất vấn được cải tiến nhằm tăng cường tính tranh luận khi mỗi ĐB có 1 phút để đặt câu hỏi và người được chất vấn sẽ trả lời sau khi 3 ĐB hỏi, thời gian trả lời không quá 3 phút. Các ĐB Quốc hội nhận định, cách thức "hỏi nhanh, đáp gọn" này sẽ tăng số lượng câu hỏi gửi đến các Bộ trưởng. Các Bộ trưởng cũng sẽ đi thẳng vào câu hỏi để trả lời trọng tâm các vấn đề mà cử tri quan tâm. Đối thoại tranh luận trực tiếp giữa ĐB Quốc hội và người trả lời chất vấn sẽ có hiệu quả và chất lượng cao hơn

Về các vấn đề được đưa ra chất vấn, ĐB Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) nhận định, đây đều là những vấn đề rất nóng, từ các nhiệm kỳ trước đã được ĐB và cử tri quan tâm, cần được làm rõ, trao đổi, thảo luận để cùng đi đến một sự thống nhất về mặt nhận thức, đánh giá vấn đề, chủ trương và giải pháp.

"Tôi quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục. Chúng ta cần nhận thức lại vấn đề giáo dục và giáo dục đại học ở nước ta để có bước chuyển mới nhằm xây dựng nền tảng giáo dục trên tinh thần đổi mới toàn diện. Theo tôi, đây là vấn đề các ĐB và cử tri rất quan tâm, "sát sườn" với cuộc sống mỗi gia đình, con em chúng ta"- ĐB Nguyễn Lâm Thành nêu.

Theo ĐB Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long), mỗi nhóm vấn đề đều được cử tri rất quan tâm. Như với ngành giao thông, trong mấy ngày qua đã xảy ra liên tiếp 4 vụ tai nạn đường sắt rất nghiêm trọng. Hay câu chuyện BOT, tai nạn giao thông ở các loại hình khác, mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao, hạ tầng giao thông còn hạn chế; tiến độ xây dựng sân bay Long Thành và các tuyến đường trọng điểm cũng chậm tiến độ. Với Bộ TN&MT là tỷ lệ các vụ khiếu kiện về đất đai trong số các đơn thư khiếu nại, tố cáo còn có dấu hiệu gia tăng...

Tại phiên chất vấn này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ lần đầu tiên "đăng đàn" với vai trò Phó Thủ tướng. Các ĐB cho rằng, các vấn đề tài chính ngân sách, chương trình dự án, quản lý điều hành kinh tế vĩ mô đều là mảng rất quan trọng, vì hiện nay chúng ta đang cơ cấu lại nền kinh tế và ngân sách, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công... Chính vì thế, đây cũng là vấn đề các ĐB quan tâm trong các câu hỏi đặt ra với Phó Thủ tướng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...