Hóng Nvidia bùng nổ, Nasdaq chinh phục mốc kỷ lục mới

Chỉ số Nasdaq đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào 20/5 khi thị trường chờ đón báo cáo thu nhập rất được mong đợi của Nvidia và các nhà đầu tư đánh giá thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất…

Hóng Nvidia bùng nổ, Nasdaq chinh phục mốc kỷ lục mới

Kết thúc phiên 20/5, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 196,82 điểm (-0,49%) xuống 39.806,77 điểm, S&P 500 tăng 4,86 điểm (+0,09%) thành 5.308,13 điểm và Nasdaq Composite tăng 108,91 điểm (+0,65%) lên 16.794,87 điểm.

Chỉ số Dow Jones chịu áp lực do cổ phiếu JPMorgan giảm 4,5% sau khi Giám đốc điều hành Jamie Dimon đưa ra một số tín hiệu mới về việc nghỉ hưu sớm hơn dự định trong cuộc họp đầu tư thường niên. Ông Dimon cũng lưu ý rằng ngân hàng sẽ không mua lại cổ phiếu ở mức giá hiện tại.

Công nghệ là lĩnh vực có mức tăng lớn nhất trong số 11 ngành thuộc S&P 500, thêm 1,32% nhờ sự hỗ trợ của các nhà sản xuất chip như Nvidia.

Cổ phiếu của nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đã tăng 2,49% trước thềm báo cáo kết quả hàng quý vào 22/5. Giới đầu tư đang “miệt mài” tìm kiếm thêm bằng chứng cho thấy Nvidia có thể duy trì tốc độ tăng trưởng bùng nổ và dẫn trước các đối thủ. Đã có ít nhất ba đơn vị nâng mục tiêu giá của Nvidia trong năm nay.

Đối thủ của Nvidia, Micron Technology cũng leo 2,96% sau khi Morgan Stanley nâng nhà sản xuất chip nhớ này từ mức “giảm tỷ trọng” lên “tỷ trọng đều”. Chỉ số bán dẫn PHLX tăng 2,15%.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 12,31 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 11,82 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Theo dữ liệu của LSEG, đợt phục hồi gần đây đã bắt đầu làm dấy lên lo ngại về định giá cổ phiếu, với việc S&P 500 giao dịch ở tỷ lệ giá trên thu nhập kỳ hạn là 20,8 - cao hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là 15,9.

Deutsche Bank đã nâng mục tiêu S&P 500 cuối năm 2024 từ 5.100 điểm lên 5.500 điểm, mức cao nhất trong số các tổ chức tài chính, trong khi Morgan Stanley dự báo S&P 500 sẽ đạt 5.400 điểm vào tháng 6/2025.

Một mùa thu nhập vững chắc và các dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể bắt đầu hạ nhiệt trở lại đã khơi dậy hy vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay, đẩy các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ lên các mốc cao mới. Chỉ số Dow Jones cũng lần đầu tiên đóng cửa trên 40.000 điểm vào tuần trước.

Tuy nhiên, bình luận từ các quan chức Fed hôm 20/5 là vẫn rất thận trọng bởi họ vẫn còn nhiều lo ngại về áp lực lạm phát.

Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ mới nhất của Fed dự kiến sẽ được công bố vào thứ Tư. Công cụ FedWatch của CME cho thấy, các thị trường đang đặt cược 63,3% khả năng cắt giảm lãi suất ở mức 0,25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9.

GIÁ DẦU GIẢM NHẸ

107400994-1713176803505-gettyimages-2147822815-japan-oil-3195.jpeg

Trên thị trường năng lượng, giá dầu đã giảm gần 1% vào phiên 20/5 khi các quan chức Fed tuyên bố chờ thêm dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 27 cent, tương đương 0,3%, xuống mức 83,71 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 26 cent, tương đương 0,3%, xuống mức 79,80 USD.

Hai quan chức hàng đầu của ngân hàng trung ương Mỹ lưu ý rằng họ vẫn chưa sẵn sàng để khẳng định rằng xu hướng lạm phát sẽ sớm quay trở lại mức mục tiêu 2% một cách bền vững dù cho có dữ liệu chỉ ra rằng áp lực giá tiêu dùng tháng 4 đã hạ nhiệt. Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí vay cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu.

Mặt khác, thị trường dường như không bị ảnh hưởng bởi tình hình bất ổn chính trị ở hai quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Iran và Arab Saudi.

“Thị trường dường như ngày càng thờ ơ trước những diễn biến về mặt địa chính trị, có thể là do khối lượng lớn công suất dự phòng mà OPEC đang nắm giữ”, Warren Patterson, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại ING, cho biết.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, được gọi chung là OPEC+, dự kiến ​​sẽ có cuộc họp vào ngày 1/6.

Nga hiện vẫn là nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Trung Quốc trong 12 tháng liên tiếp, với khối lượng trong tháng 4 đã tăng 30% so với một năm trước đó khi các nhà máy lọc dầu tiếp tục bộn tiền từ các lô hàng giảm giá. Ngược lại, nguồn cung từ Arab Saudi lại giảm đi một phần tư do giá cả cao hơn.

Xem thêm

Dow Jones lại vọt qua mốc 40.000 điểm

Dow Jones lại vọt qua mốc 40.000 điểm

Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều ghi nhận mức tăng hàng tuần khi dữ liệu kinh tế mới hỗ trợ kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay…

Có thể bạn quan tâm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

Pyn Elite Fund đã nâng sở hữu tại Haxaco từ 5,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,8% vốn) lên thành 6,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,7% vốn) qua đó trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz chính hãng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam...