Dow Jones mất mốc lịch sử 40.000 điểm

Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm vào phiên 16/5 sau khi các nhà đầu tư tiếp tục điều chỉnh lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất...

Dow Jones mất mốc lịch sử 40.000 điểm

Kết thúc phiên 16/5, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 38,62 điểm (-0,10%) xuống 39.869,38 điểm, S&P 500 mất 11,05 điểm (-0,21%) còn 5.297,10 điểm và Nasdaq Composite trượt 44,07 điểm (-0,26%) thành 16.698,32 điểm.

10 trong số 11 ngành thuộc S&P 500 đều đóng cửa ở mức thấp hơn, trong khi đó tiêu dùng thiết yếu là ngành duy nhất ghi nhận đà tăng.

Ở các diễn biến riêng lẻ, cổ phiếu Walmart tăng 7% sau khi “gã khổng lồ” bán lẻ nâng dự báo doanh số và lợi nhuận tài khóa 2025, đặt cược vào hạ nhiệt lạm phát để tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu.

Cổ phiếu của công ty bảo hiểm Thụy Sĩ Chubb niêm yết tại Mỹ tăng 4,7% sau khi Berkshire Hathaway của Warren Buffett tiết lộ khoản đầu tư 6,7 tỷ USD vào công ty này.

Nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp Deere giảm 4,8% sau cắt giảm dự báo lợi nhuận hàng năm lần thứ hai.

GameStop và AMC Entertainment giảm lần lượt 30% và 15%, kéo dài đợt giảm từ một ngày trước đó sau khi tăng mạnh vào 13/5 và 14/5 nhờ sự trở lại của "Roaring Kitty" Keith Gill trên mạng xã hội.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 17,8 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình khoảng 11,5 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên gần đây.

Cả ba chỉ số chính của phố Wall đã đạt mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Tư sau khi dữ liệu cho thấy mức tăng giá tiêu dùng nhỏ hơn dự kiến trong tháng 4, cho thấy lạm phát đã tiếp tục xu hướng giảm.

Dữ liệu vào thứ Năm cũng cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm vào tuần trước, mặc dù tình trạng thị trường lao động vẫn còn khá chặt chẽ ngay cả khi tăng trưởng việc làm đang hạ nhiệt.

"Hiện tại hầu hết mọi người đều đang tập trung vào việc Fed có thể làm gì hoặc không làm gì. Chúng ta đã bắt đầu năm 2024 với kỳ vọng rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất tới sáu lần nhưng gần đây điều đó đã thay đổi và giảm xuống còn một hoặc hai lần”, Silas Myers, giám đốc điều hành và quản lý danh mục đầu tư tại Mar Vista Investment Partners lưu ý.

Các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng vào hai đợt cắt giảm lãi suất 0,25% từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm nay, với 70% đặt cược cho khả năng cắt giảm đầu tiên vào tháng 9, theo công cụ CME FedWatch.

GIÁ DẦU TIẾP ĐÀ TĂNG

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục đà tăng từ phiên trước nhờ các dấu hiệu về nhu cầu tăng mạnh tại Mỹ. Bên cạnh đó, dữ liệu kinh tế mới cho thấy lạm phát chậm hơn so với dự đoán của thị trường đã củng cố lập luận về việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ, từ đó có thể thúc đẩy tiêu dùng nhiều hơn.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 32 cent, tương đương 0,4%, lên 83,07 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 31 cent, tương đương 0,4%, lên 78,94 USD/thùng.

"Chỉ số lạm phát tháng Tư của Mỹ thấp hơn dự kiến và doanh số bán lẻ yếu hơn nhiều so với kỳ vọng dường như tạo điều kiện cho Fed xem xét việc cắt giảm lãi suất sớm hơn, với thị trường mong rằng việc nới lỏng chính sách sẽ bắt đầu vào tháng 9 năm nay. Điều này có thể làm giảm sức mạnh của đồng USD và khiến dầu trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác”, chiến lược gia thị trường của IG, Yeap Jun Rong, cho biết.

Tuy nhiên, mức tăng của giá dầu bị phần nào bị hạn chế sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024, làm gia tăng khoảng cách giữa quan điểm của cơ quan này và quan điểm của nhóm sản xuất OPEC.

Theo IEA, nhu cầu dầu toàn cầu năm nay sẽ chỉ tăng 1,1 triệu thùng/ngày, thấp hơn 140.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. Nguyên do là bởi nhu cầu yếu ở các quốc gia phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...