HOSE đóng cửa muộn 4 phút, lãnh đạo giải thích do hệ thống máy chủ lệch giờ

Sàn HOSE hôm nay đã đóng cửa muộn hơn thông thường 4 phút dù hệ thống công nghệ đã được cải tiến từ đợt nghẽn lệnh năm 2021 và không có giao dịch đột biến...
HOSE đóng cửa muộn 4 phút, lãnh đạo giải thích do hệ thống máy chủ lệch giờ

Ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 8/5, đến tận gần 9h20 sáng, sàn HOSE mới bước vào phiên khớp lệnh liên tục. Đồng thời, HOSE đóng cửa muộn 4 phút so với thường lệ. Với diễn biến này, nhiều nhà đầu tư đã không khỏi băn khoăn.

Thực tế, các câu hỏi như: "Lo ngại sàn có vấn đề nên tôi không dám đua lệnh mua bán", "Hệ thống KRX đang ở đâu mà công nghệ vẫn chậm trễ như vậy?", "Ai chịu trách nghiệm cho vấn đề này?"... là hàng loạt bình luận của nhà đầu tư trên các diễn đàn.

Mặc dù, các chuyên gia đánh giá dù chuyện hy hữu này không gây thiệt hại nhiều về kết quả cũng như giao dịch, nhưng một sàn giao dịch chứng khoán quan trọng có lỗi thì sẽ ảnh hưởng xấu tới tâm lý nhà đầu tư.

"Thông tin không được thông báo tới đại chúng kịp thời. Đồng thời việc tính khớp lệnh của thị trường phái sinh cũng chưa được giải thích rõ ràng do phái sinh đóng cửa trước", một chuyên gia nêu quan điểm.

Trao đổi với báo chí, đại diện HOSE cho hay, do giờ hệ thống của máy chủ đồng bộ thời gian bị lệch so với thời gian chuẩn hơn 4 phút nên phiên giao dịch ngày 8/5/2023 được mở cửa và đóng cửa với thời gian tịnh tiến trễ hơn so với thời gian chuẩn. Để bảo đảm hệ thống hoạt động thông suốt, HOSE đã không tiến hành điều chỉnh giờ hệ thống trong thời gian giao dịch.

"Trong phiên giao dịch này, hệ thống giao dịch hoạt động bình thường. Hiện nay, HOSE đã phối hợp với các bên liên quan hiệu chỉnh giờ hệ thống giao dịch theo thời gian chuẩn”, đại diện HOSE khẳng định.

Được biết, theo quy định, các sàn bắt đầu giao dịch từ 9h (trừ sản phẩm hợp đồng tương lai giao dịch từ 8h45), nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h và đóng cửa lúc 15h. Lỗi đồng hồ riêng trên hệ thống giao dịch của HOSE là trường hợp hiếm có, không ghi nhận thời gian qua.

Tổng quan về thị trường ngày 8/5, sắc xanh đã bao phủ cả ba sàn chứng khoán trong toàn bộ phiên giao dịch. VN-Index và VN30-Index đều đóng cửa ở mức cao nhất trong phiên. Cụ thể, VN-Index tăng 1,26% lên 1.053,44 điểm. Theo đó, VN-Index đã trở lại vùng giao dịch hồi giữa tháng 4 sau nhịp giảm vừa qua. Đây cũng là phiên tăng mạnh nhất của chỉ số sàn HOSE kể từ ngày 4/4.

Đồng thời, điểm tích cực khác của thị trường là giao dịch đã sôi động trở lại sau những ngày ảm đạm trước và sau kỳ nghỉ lễ. Riêng trên sàn HOSE, đã có 655,6 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị giao dịch 10.783 tỷ đồng. Các cổ phiếu “hút” dòng tiền nhiều nhất là SSI (630 tỷ đồng), DIG (546 tỷ đồng), NVL (hơn 500 tỷ đồng).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...