Huawei ra mắt các sản phẩm Wi-Fi 6 hỗ trợ 5G ở châu Á - Thái Bình Dương

Huawei ra mắt 10 dòng sản phẩm AirEngine Wi-Fi 6 hoàn toàn mới cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Những sản phẩm này sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp và lý tưởng để tạo ra một khuôn viên không dây chất lượng cao như là nền tảng mới cho chuyển đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp.

Các sản phẩm dòng AirEngine Wi-Fi 6 của Huawei nổi bật với những cải tiến công nghệ như Anten thông minh băng tần kép rất độc đáo trong ngành, chuyển vùng không mất dữ liệu và công nghệ tăng tốc ứng dụng thông minh Dynamic Turbo. Trong các model mới này, dòng AirEngine Wi-Fi 6 model 8760 hàng đầu tự hào có 16 luồng dữ liệu (spatial streams) - nhiều nhất trong ngành - cung cấp thông lượng không dây 10 Gbps và hơn thế nữa.

Theo dự báo của Huawei, Wi-Fi 6 sẽ được 90% doanh nghiệp triển khai vào năm 2023, biến Wi-Fi thành công nghệ mạng cơ bản cần thiết cho quá trình số hóa dịch vụ và sản xuất doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Li Xing - Chủ tịch lĩnh vực mạng cho các tòa nhà, Dòng sản phẩm truyền thông dữ liệu của Huawei, cho biết: "Khi các dịch vụ kỹ thuật số mới liên tục xuất hiện trong các doanh nghiệp, các mạng Wi-Fi 5 hiện nay đã gặp phải các nút thắt cổ chai khiến chúng không thể đáp ứng các dịch vụ mới này".

Ông nói tiếp: "Ví dụ, trong các tòa văn phòng được phủ sóng không dây hoàn toàn, các ứng dụng mới như AR, VR và 4K đang làm căng thẳng dung lượng và tốc độ của các mạng hiện nay. Khi nói đến các cơ sở sản xuất, các mạng Wi-Fi đã được giới thiệu để xây dựng các hệ thống mạng phục vụ sản xuất, nhưng không thể mang đến độ tin cậy kết nối và truyền dẫn cần thiết. Ngược lại, các tòa nhà trung tâm công cộng được phủ sóng không dây hoàn toàn có xu hướng có các không gian mở và số người dùng di động cao, nhưng các mạng không dây hiện tại không thể cung cấp độ phủ tín hiệu liên tục và ổn định băng thông cần thiết cho liên tục trải nghiệm người dùng tối ưu".

"Để giải quyết các vấn đề này, Huawei đã đề xuất một tiêu chuẩn xây dựng mạng không dây hoàn toàn mới cho kỷ nguyên Wi-Fi 6: Xây dựng mạng cho các tòa nhà tốc độ Gbps không dây hoàn toàn, cung cấp tốc độ cực nhanh trong mọi tình huống, trải nghiệm mượt mà và 100 Mbps ở mọi nơi", Li Xing nói.

Các công nghệ non trẻ như 5G, IoT và AI đang đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Và như một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng mới này, các trung tâm dữ liệu đang tham gia mạnh mẽ vào kỷ nguyên thông minh từ kỷ nguyên ảo hóa. Nắm bắt xu hướng này, Huawei đã công bố giải pháp CloudFabric hoàn toàn mới được xây dựng cho kỷ nguyên thông minh.

CloudFabric được xây dựng trên các thiết bị chuyển mạch CloudEngine hàng đầu (với chip AI nhúng và mật độ cổng 400GE cao nhất), thuật toán iLossless độc đáo trong ngành, cùng hệ thống quản lý và điều khiển mạng tự động dựa trên iMaster NCE. Với việc triển khai Huawei CloudFabric, các khách hàng có thể dễ dàng xây dựng các mạng trung tâm dữ liệu siêu băng thông rộng, bảo an dữ liệu và hoàn toàn thông minh thế hệ tiếp theo, các trung tâm dữ liệu hàng đầu trong kỷ nguyên thông minh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...