Nguyên nhân cổ phiếu PVR của CTCP Kinh doanh Dịch vụ Cao cấp Dầu khí Việt bị hủy niêm yết do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 của công ty, thuộc diện chứng khoán bị hủy niêm yết.
Trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2016, công ty kiểm toán AASC từ chối đưa ra ý kiến do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán.
Theo AASC, trên BCTC kiểm toán năm 2015, PVR đã thực hiện ký hợp đồng góp vốn và thỏa thuận đặt cọc với khách hàng Dự án Văn Phú và Dự án Việt Hưng với tổng số tiền đã thu của khách trên 226 tỷ đồng và gần 500 triệu đồng. Tuy nhiên công ty chưa phát hành hóa đơn để hạch toán và kê khai thuế theo quy định. Điều này khiến công ty kiểm toán phải đưa ra ý kiến ngoại trừ trên BCTC kiểm toán năm 2015. Đồng thời, các số liệu về đặt cọc của 2 dự án này tại ngày kết thúc năm 2016 lần lượt gần 193 tỷ đồng và 144 triệu đồng công ty cũng chưa thực hiện nghĩa vụ với các khoản thu này.
PVR cũng chưa trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào công ty An Bình với giá trị hơn 205 tỷ đồng trên BCTC kiểm toán năm 2015 và được lũy kế đến tận năm 2016…
Phía PVR cũng đã có giải trình rằng, các nội dung của BCTC kiểm toán 2016 của AASC về cơ bản không thay đổi so với BCTC kiểm toán năm 2015 được kiểm toán bởi Delloitte, tuy nhiên AASC từ chối đưa ra ý kiến còn Delloitte đưa ra ý kiến ngoai trừ.
Bên cạnh đó, PVR cũng đã gửi công văn đến các đối tác liên quan nhưng tại thời điểm AASC đưa ra kết luận, PVR chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào của đối tác. Liên quan đến dự án Văn Phú và Việt Hưng, PVR xác nhận, nhiều khách hàng chưa ký HĐMB nên chưa đủ điều kiện để xuất hóa đơn…
Tương tự, cổ phiếu VBH của CTCP Điện tử Hòa Bình bị hủy niêm yết do Điện tử Hòa Bình đã lỗ 3 năm liên tiếp (2014, 2015, 2016), thuộc dạng chứng khoán bị hủy niêm yết theo quy định./.
>> GPbank thoái toàn bộ vốn khỏi PVR