Người Việt Nam lo ngại gì nhất trong năm 2016?

Đây là một trong những vấn đề được đưa ra tại Báo cáo chỉ số Hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI).
Người Việt Nam lo ngại gì nhất trong năm 2016?

Báo cáo PAPI 2016 do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và hỗ trợ Cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam tổ chức thực hiện và công bố.

Một trong những câu hỏi quan trọng trong khảo sát PAPI thường niên là đánh giá của người dân về ba vấn hệ trọng nhất của đất nước trong năm vừa qua.

Qua câu hỏi mở này, người dân có cơ hội chia sẻ góc nhìn của mình và xếp thứ tự ba vấn đề hệ trọng đó. Đây là câu hỏi được sử dụng trong nhiều khảo sát khác trên thế giới. Ở Việt Nam, nghiên cứu PAPI là nơi duy nhất khảo sát vấn đề này hàng năm trên mẫu khảo sát đại diện.

"Kết quả tổng hợp từ đánh giá của hơn 14.000 người dân Việt Nam được phỏng vấn trực tiếp năm 2016 cho thấy, có ba vấn đề hệ trọng nhất của đất nước trong năm 2016.

Theo đó, hơn 24% số người được hỏi cho rằng đói nghèo là vấn đề hệ trọng nhất. Tiếp đến là vấn đề môi trường với tỉ lệ 12% số người đánh giá đây là vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm 2016.

So với kết quả khảo sát năm 2015, tỉ lệ người trả lời cho rằng vấn đề môi trường là đáng quan ngại nhất tăng hơn 10%, một mức gia tăng rất đáng kể.

Sự gia tăng đột biến này chắc chắn phản ánh mối quan tâm của dư luận sau sự kiện cá chết hàng loạt tại khu vực duyên hải miền Trung do xả thải công nghiệp, hạn mặn ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, và ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn và Đồng bằng sông Hồng.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...