ICAO tiếp tục đánh giá cao về năng lực đảm bảo an toàn của hàng không Việt Nam

Mức độ đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện các lĩnh vực trọng điểm như khai thác tàu bay, quản lý hoạt động bay, cấp phép nhân viên, xử lý sự cố…

Ngành Hàng không Việt Nam đạt mức độ đảm bảo an toàn khá cao
Ngành Hàng không Việt Nam đạt mức độ đảm bảo an toàn khá cao

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO- International Civil Aviation Organisation) vừa công bố kết quả đánh giá tổng thể năng lực đảm bảo an toàn của ngành Hàng không Việt Nam, kết quả được nhận định nằm ở mức cao so với yêu cầu của ICAO đối với hoạt động hàng không của các quốc gia.

Cụ thể, Đoàn Thanh sát An toàn hàng không toàn cầu-Giám sát liên tục USOAP-CMA (Universal Safety Oversight Audit Programme- Continuous Monitoring Approach) của ICAO là đơn vị phụ trách kế hoạch đánh giá tổng thể năng lực đảm bảo an toàn của ngành Hàng không Việt Nam. Kế hoạch đánh giá được thực hiện từ ngày 15/5 – 27/5.

Sau quá trình thực hiện kế hoạch đánh giá, ngày 16/8, ICAO đã gửi dự thảo Báo cáo kết quả thanh sát USOAP-CMA cho Việt Nam, với các kết quả cụ thể thực hiện hiệu quả trong từng lĩnh vực như sau: Hệ thống pháp luật (LEG) đạt 71,43%; Cơ cấu tổ chức (ORG) đạt 81,82%; Cấp phép nhân viên (PEL) đạt 85,88%; Khai thác tàu bay (OPS) đạt 85,71%; Đủ điều kiện bay của tàu bay (AIR) đạt 79,25%; Điều tra tai nạn, sự cố tàu bay (AIG) đạt 30,12%; Quản lý hoạt động bay (ANS) đạt 91,80% và Quản lý cảng hàng không sân bay (AGA) đạt 83,85%.

Với các kết quả tổng thể đạt 78,14%. Đây là mức cao hơn so với yêu cầu của ICAO đối với các quốc gia về đạt điểm số trung bình là 75% (so với mục tiêu 75% của Chương trình an toàn toàn cầu về hàng không của ICAO – Global Aviation Safety Plan).

Kết quả khảo sát cho thấy, các lĩnh vực trọng yếu cấu thành hệ thống bảo đảm an toàn hàng không của Việt Nam đều đạt ở mức cao (trên 80%), gồm: Khai thác tàu bay (85,71%); Quản lý hoạt động bay (91,80%); Quản lý cảng hàng không sân bay (83,85%); Cấp phép nhân viên (85,88%) và Cơ cấu tổ chức (81,82%). Điều này thể hiện Việt Nam đã duy trì tốt và vững chắc hệ thống giám sát an toàn hàng không.

Những cuộc khảo sát an toàn hàng không quốc gia được ICAO thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng không quốc tế trên toàn thế giới, xử lý các mối quan ngại nghiệm trọng về an toàn hàng không được chỉ ra thông qua các đợt thanh sát về an toàn. Trước đó, ngày 12/10/2011, Cục Hàng không Việt Nam và ICAO đã ký một Bản ghi nhớ (MOU) về Chương trình giám sát an toàn hàng không toàn cầu (USOAP) theo phương thức Giám sát liên tục (CMA). Đây là Chương trình thanh sát an toàn hàng không toàn diện sau các đợt thanh sát kiểm chứng (ICVM) tại Việt Nam vào các năm 2011, 2016.

Có thể nói, với kết quả đánh giá của ICAO như đã nêu trên, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có kết quả đánh giá USOAP-CMA cao trong khu vực, nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn cao hơn mức trung bình của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (65,5%) và mức trung bình của thế giới (69,9%). Những kết quả đạt được đã ghi nhận những nỗ lực to lớn của Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị trong ngành Hàng không Việt Nam.

Trong phạm vi hoạt động, ICAO đã yêu cầu các quốc gia thành viên tổ chức và duy trì cơ quan điều tra sự cố, tai nạn hàng không độc lập với Nhà chức trách hàng không dân dụng. Điều này nhằm mục đích đảm bảo rằng các cuộc điều tra tai nạn được tiến hành một cách khách quan, độc lập nhằm duy trì một hệ thống an toàn hàng không tin cậy.

Nhận diện được vấn đề này, tháng 2 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Chính phủ tại Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi), trong đó đã báo cáo về sửa đổi liên quan đến tách nội dung điều tra sự cố, tai nạn tàu bay ra khỏi vai trò Nhà chức trách hàng không nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai, thi hành luật sửa đổi và phù hợp với yêu cầu của ICAO.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tập trung khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động khắc phục (Corrective Actions Plan-CAP) nhằm khắc phục những phát hiện được chỉ ra trong báo cáo Thanh sát USOAP-CMA, đồng thời nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an toàn của ngành Hàng không Việt Nam và chỉ số thực hiện hiệu quả các yếu tố trọng yếu trong hệ thống giám sát an toàn hàng không của Việt Nam lên từ 85-90%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…

Vàng thế giới và trong nước đồng loạt rơi thẳng đứng

Vàng thế giới và trong nước đồng loạt rơi thẳng đứng

Giá vàng giảm mạnh vào thứ Tư, chịu áp lực từ sự tăng vọt của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống 2024. Trong nước, vàng miếng và vàng nhẫn cũng lao dốc theo giá thế giới…