IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tế rót thêm tiền cho SeABank

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và 5 quỹ đầu tư quốc tế đã mở rộng gói tín dụng cấp cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) từ 150 triệu USD lên 220 triệu USD chỉ sau 6 tháng hợp tác.
IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tế rót thêm tiền cho SeABank

Theo đó, sau 6 tháng hợp tác và ghi nhận những hiệu quả triển khai từ SeABank, IFC và các bên cho vay quốc tế đã quyết định tài trợ bổ sung thêm 70 triệu USD, nâng tổng gói tài trợ tín dụng và thương mại cho SeABank lên 220 triệu USD.

Nguồn vốn bổ sung được cung cấp bởi IFC và các tổ chức cho vay quốc tế như Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, Quỹ OPEC cho phát triển quốc tế (OPEC Fund) và responsAbility Investments AG.

Gói tín dụng nhằm đồng hành cùng SeABank hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do nữ làm chủ và tài trợ chống biến đổi khí hậu.

Trước đó, hồi tháng 6/2021, IFC và SeABank chính thức ký kết gói tài trợ tín dụng có tổng trị giá 150 triệu USD nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, do phụ nữ làm chủ phục hồi phát triển bền vững sau đại dịch COVID-19. Gói tài trợ này gồm 80 triệu USD từ IFC và 50 triệu USD huy động từ các bên cho vay quốc tế, cùng hạn mức tài trợ thương mại 20 triệu USD, giúp SeABank gia tăng khả năng hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, thu hẹp mức thiếu hụt tài chính, đảm bảo sự phát triển bền vững. 

Bên cạnh đó, IFC cũng đã triển khai chương trình tư vấn giúp SeABank phát triển danh mục cho vay cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đẩy mạnh tài trợ khí hậu và nâng cao năng lực quản lý các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong hoạt động của ngân hàng. 

Trong lộ trình chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, SeABank đã triển khai chính sách ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ với mong muốn tạo động lực phát triển tối đa cho doanh nghiệp nữ chủ thông qua việc đa dạng các loại hình cấp tín dụng doanh nghiệp với tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị tài sản bảo đảm cạnh tranh và các gói dịch vụ điện tử miễn phí trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Đặc biệt, hiện tại SeABank triển khai chương trình ưu đãi dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này với lãi suất cho vay VNĐ tối thiểu từ 5,6%/năm, cấp hạn mức thấu chi không có tài sản bảo đảm tối đa 5 tỷ đồng, cấp hạn mức tín dụng thẻ tới 200 triệu đồng…

Bà Lê Thu Thủy - Tổng Giám đốc SeABank cho biết: “Việc nhận thêm nguồn vốn từ IFC và các tổ chức cho vay quốc tế lớn cho thấy SeABank đã chứng minh được khả năng trong việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phục hồi sau đại dịch. Nguồn vốn bổ sung sẽ giúp nâng cao năng lực của SeABank để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nữ chủ cũng như xây dựng các kế hoạch hành động và can thiệp thông minh về giới phù hợp với chiến lược tăng trưởng của ngân hàng”.

Bên cạnh đó, SeABank cũng cam kết sẽ tiếp tục tìm kiếm, tài trợ vào các công trình xanh, các dự án sử dụng tài nguyên hiệu quả theo định hướng tư vấn từ IFC để giúp giảm phát thải khí nhà kính cũng như thiết lập một hệ thống đồng bộ quản lý các rủi ro về môi trường, xã hội và quản trị phù hợp với các yêu cầu của IFC, tăng cường năng lực đánh giá và quản trị rủi ro môi trường và xã hội, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngân hàng cũng như giúp mở rộng danh mục tài trợ dự án xanh.

Xem thêm

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 14.785 tỷ đồng

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 14.785 tỷ đồng

Ngày 24/12/2021, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên gần 14.785 tỷ đồng. Vốn hóa SeABank hiện đạt mức 64.980 tỷ đồng (tương đương 2,85 tỷ USD) và nằm trong nhóm 10 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…