IMF quyết định giữ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu 3,1 %

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã quyết định giữ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu 3,1 % trong năm nay và 3,4% năm kế tiếp, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước cần có hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn mối đ
IMF quyết định giữ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu 3,1 %

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã quyết định giữ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu 3,1 % trong năm nay và 3,4% năm kế tiếp, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước cần có hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ tình trạng tăng trưởng thấp và việc bảo hộ thương mại.Theo báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" của IMF công bố ngày 4/10, dự báo tăng trưởng toàn cầu 2 năm 2016 và 2017 được giữ nguyên so với mức mà thể chế tài chính này đưa ra trong báo cáo hồi tháng 7 vừa qua.Tuy nhiên, IMF lại hạ mức dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển, trong đó có Mỹ, cho rằng toàn cảnh kinh tế của các quốc gia giàu có không mấy sáng sủa trong năm nay. Theo đó, các nền kinh tế phát triển sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1,6%, trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển lại có triển vọng khả quan hơn với mức tăng trưởng 4,2%. IMF cũng giữ nguyên hai mức dự báo này trong năm tới, lần lượt là tăng trưởng 1,8% và 4,6%.Đối với Mỹ, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế đàu tàu thế giới từ 2,2% xuống còn 1,6% trong năm 2016; và trong năm sau cũng chỉ đạt mức tăng trưởng là 1,7%. Bất chấp những chỉ số ấn tượng về thị trường việc làm và chi tiêu tiêu dùng, song hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng từ đồng USD mạnh, đầu tư doanh nghiệp yếu ớt và năng suất sụt giảm trong 3 quý liên tiếp là những yếu tố khiến IMF cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của Mỹ.IMF dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 6,6% trong năm 2016 và giảm xuống còn 6,2% trong năm sau. IMF quan ngại rằng nợ công kèm theo những lo ngại về năng lực quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế này trong dài hạn. Đối với các nền kinh tế mới nổi khác như Nga và Brazil, báo cáo của IMF nhận định kinh tế hai nước này sẽ ổn định trở lại trong năm tới sau thời gian dài giảm sút. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Nga và Brazil của năm 2017 lần lượt ở mức 1,1% và 0,5%.Nhật Bản và các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) nổi lên như những điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu của IMF. Thể chế tài chính có trụ sở tại Washington này đã tăng mức dự báo tăng trưởng của Nhật Bản lên 0,5% trong năm 2016 và 0,6% trong năm kế tiếp. Các mức này lần lượt cao hơn so với con số mà IMF đưa ra hồi tháng 7 vừa qua là 0,3% và 0,1%. Tuy nhiên, IMF cho rằng Nhật Bản cần phải cẩn trọng trước nguy cơ giảm phát do chỉ số giá tiêu dùng thấp kèm theo việc đồng Yen mạnh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nước này.Bất chấp việc nước Anh quyết định rời bỏ Liên minh châu Âu (EU), tăng trưởng của 19 nước Eurozone vẫn được IMF điều chỉnh tăng 0,1%, lên mức 1,7% trong năm 2016 nhờ giá dầu giảm và các chính sách kính thích tăng trưởng của Ngân hàng trung ương châu Âu. Tuy nhiên, trong năm tới, khối này được dự báo chỉ đạt tăng trưởng là 1,5%.

TK

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...