KBC lấn sân giáo dục, thâu tóm Đại học Hùng Vương TP.HCM

Giữa bối cảnh tài sản tăng trưởng mạnh và lợi nhuận quay đầu ấn tượng, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) bất ngờ công bố sở hữu chi phối Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM...

KBC lấn sân giáo dục, thâu tóm Đại học Hùng Vương TP.HCM

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) vừa đã chính thức thông báo Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM trở thành công ty con của mình. Với khoản đầu tư thêm 110 tỷ đồng, KBC nắm giữ 51,7% vốn điều lệ, đồng nghĩa với việc kiểm soát trực tiếp ngôi trường đại học này.

Thương vụ M&A lần này đặt ra nhiều câu hỏi về tầm nhìn dài hạn của KBC, khi lựa chọn giáo dục một ngành mang tính ổn định nhưng ít tạo ra dòng tiền nhanh trong khi bản thân doanh nghiệp đang tích cực mở rộng đầu tư và gánh khối nợ tài chính khổng lồ.

Thực tế, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025, KBC cho thấy sự khởi sắc mạnh mẽ về kết quả kinh doanh. Doanh thu thuần đạt gần 3.117 tỷ đồng, gấp hơn 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, phần lớn doanh thu đến từ hoạt động cho thuê đất và cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, KBC ghi nhận lãi ròng sau thuế hơn 849 tỷ đồng, đảo chiều ngoạn mục so với mức lỗ hơn 76 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Tính đến cuối quý 1, KBC đã hoàn thành hơn 31% kế hoạch doanh thu và gần 27% kế hoạch lợi nhuận năm 2025. Tổng tài sản của KBC cũng tăng mạnh 21,2%, vượt mốc 54.203 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đã vượt 20.277 tỷ đồng, chiếm hơn 37% tổng tài sản.

Tuy nhiên, cùng với tăng trưởng tài sản là áp lực nợ ngày càng lớn. Nợ phải trả của KBC cuối quý 1 đã tăng 36% lên hơn 32.709 tỷ đồng. Trong đó, riêng nợ vay tài chính chiếm 17.589 tỷ đồng, tức hơn một nửa tổng nợ. Phần lớn khoản vay này là nợ dài hạn từ hơn 15 ngân hàng thương mại và cả trái phiếu doanh nghiệp trị giá 1.000 tỷ đồng với lãi suất 10,5%/năm vẫn đang lưu hành.

Đáng chú ý, mới đây, KBC được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tổ hợp Khu đô thị - nghỉ dưỡng - du lịch sinh thái - sân golf tại Khoái Châu (Hưng Yên), với diện tích gần 1.000 ha và tổng vốn đầu tư lên tới 39.787 tỷ đồng (tương đương 1,533 tỷ USD).

Dự án này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên một đơn vị thành viên của KBC làm chủ đầu tư. Đáng chú ý, dự án có sự hợp tác với IDG Capital, đại diện của Trump Organization tại Việt Nam.

anh-chup-man-hinh-2025-05-19-luc-105958.png
Diễn biến cổ phiếu KBC thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KBC từng bị bán tháo mạnh trong quý 1, giảm hơn 13% do lo ngại về chính sách thuế từ Mỹ đối với lĩnh vực bất động sản công nghiệp và sản xuất tại Việt Nam. Dù vậy, phiên sáng ngày 19/5, cổ phiếu KBC ghi nhận tín hiệu hồi phục khi tăng nhẹ 0,97%, đạt mức 26.100 đồng/cổ phiếu với hơn 7,8 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPT vừa công bố báo cáo sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến dữ liệu giao dịch ngày 16/6, đồng thời thông báo kế hoạch phát hành gần 10 triệu cổ phiếu ESOP, thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư...

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Chỉ trong 4 phiên giao dịch, cổ phiếu MPC của Thủy sản Minh Phú đã tăng hơn 33%, gây chú ý mạnh trên thị trường. Sóng tăng diễn ra ngay sau thông tin chia cổ tức tiền mặt và những thay đổi đáng chú ý trong nội bộ doanh nghiệp “vua tôm”...

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Thị trường bật tăng đầu tuần, VN-Index vượt ngưỡng 1.330 điểm với lực kéo từ nhóm dầu khí. Các công ty chứng khoán kỳ vọng đà phục hồi tiếp diễn, hướng vùng kháng cự 1.350 điểm...

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 16/6 chứng kiến làn sóng tăng giá lan rộng, trong đó nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt tăng trần, thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian dài phân hóa...

Ai là "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt?

Ai là "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt?

Giữa lúc nhiều doanh nghiệp thiếu hụt thanh khoản, loạt ông lớn như Vingroup, Viettel Global, BSR hay GAS vẫn ghi dấu với hàng chục nghìn tỷ đồng tiền mặt, khẳng định sức mạnh tài chính và hiệu quả kinh doanh vượt trội...