Kinh Bắc (KBC) muốn huy động 1.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để cơ cấu nợ

Theo KBC, mục đích phát hành lô trái phiếu KBCH2426001 trị giá 1.000 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại các khoản nợ hiện tại của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên...

Kinh Bắc (KBC) muốn huy động 1.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để cơ cấu nợ

Mới đây, Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) đã thông qua phương án phát hành lô trái phiếu KBCH2426001 trị giá 1.000 tỷ đồng trong quý 3/2024.

Trái phiếu này có kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cố định 10,5%/năm và trả lãi 6 tháng/lần. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo và không có nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.

Theo KBC, mục đích phát hành nhằm cơ cấu lại các khoản nợ hiện tại của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên.

KBC liên tục có nhiều động thái huy động vốn quy mô lớn trong thời gian gần đây. Theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán DSC, KBC đang hoàn thiện hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc phát hành 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, với giá không dưới 80% giá đóng cửa trung bình 30 phiên liền trước. Ước tính giá trị tiền thu được sau đợt tăng vốn này khoảng 6.000 tỷ đồng.

Vào cuối tháng 6 vừa qua, KBC đã thông qua chủ trương vay 500 tỷ đồng từ công ty con là Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Đô thị Tràng Cát theo hình thức vay tín chấp, với thời hạn 2 năm. Số tiền này nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tại thời điểm ngày 30/6, Kinh Bắc có khoản vay nợ 4.900 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn là 355 tỷ đồng và vay dài hạn là 4.545 tỷ đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-24 lúc 11.58.11.png
Nguồn: DSC tổng hợp

Đáng chú ý, công ty không "thiếu tiền" khi lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên đến 6.918 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó 5.650 tỷ đồng là khoản đặt cọc của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Hàm Tân để làm dịch vụ môi giới bất động sản tại dự án Khu đô thị Tràng Cát do KBC triển khai, với thời điểm hoàn cọc dự kiến vào tháng 9/2025.

DSC đánh giá đây là khoản huy động tiền không mất lãi suất trong thời gian ngắn từ hệ sinh thái tập đoàn, dùng với mục đích trả nợ và dự phòng cho việc thanh toán tiền sử dụng phần đất tăng thêm (100 ha) sau điều chỉnh quy hoạch của Tràng Cát.

Trong trường hợp dự án không thể mở bán trước tháng 9/2025, doanh nghiệp sẽ sử dụng số tiền từ phát hành riêng lẻ cuối năm nay để hoàn cọc, hoặc tiếp tục gia hạn khoản cọc này.

DSC lưu ý rằng, Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân là thành viên trong hệ sinh thái Saigontel của chủ tịch Đặng Thành Tâm, nên việc huy động và xử lý khoản tiền trên là hoàn toàn nằm trong quyền chủ động của ban lãnh đạo.

DSC Research nhận định dự án vẫn đang chờ phê duyệt quy hoạch quận Hải An (Hải Phòng). Cùng với hiện trạng chậm pháp lý đối với các dự án quy mô lớn như Tràng Duệ 3, khả năng dự án Tràng Cát sẽ chỉ có thể bắt đầu bán hàng từ năm 2026.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2024, công ty đã mang về doanh thu thuần đạt gần 892 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 237 tỷ đồng, lần lượt giảm 62% và 76% so với cùng kỳ năm trước.

Giải trình về lợi nhuận giảm, “ông lớn” khu công nghiệp miền Bắc cho biết nguyên nhân là do trong kỳ công ty giảm ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh khu công nghiệp so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm 20%, còn hơn 109 tỷ đồng.

Điểm sáng trong kỳ là việc KBC cắt giảm tổng chi phí xuống còn 221 tỷ đồng, giảm 56%. Cùng với đó, lợi nhuận khác đạt gần 34 tỷ đồng, tuy nhiên khoản đột biến này không được công ty thuyết minh.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Kinh Bắc đạt 1.044 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 1.921 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng giảm 77% và 92% so với nửa đầu năm 2023. Trong đó, doanh thu cho thuê đất và cơ sở hạ tầng giảm mạnh từ hơn 4.541 tỷ về hơn 531 tỷ đồng.

Nguồn: DSC tổng hợp

Nguồn: DSC tổng hợp

Năm 2024, KBC đặt mục tiêu với tổng doanh thu hợp nhất đạt 9.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 47% và 80% so với thực hiện 2023. Sau 6 tháng đầu năm 2024, ông lớn khu công nghiệp này mới thực hiện được 14% mục tiêu doanh thu và còn cách rất xa mục tiêu lãi sau thuế khi mới đi được 5% sau nửa năm.

Được biết, triển vọng kinh doanh năm nay của Kinh Bắc phụ thuộc lớn vào việc khai thác dự án trọng điểm Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (687ha, Hải Phòng).

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 hồi tháng 3, ban lãnh đạo công ty cho biết, nếu các thủ tục pháp lý cuối cùng cho Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 được thông qua vào giữa năm nay thì dự án này có thể đưa vào khai thác thương mại ngay trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây, Chứng khoán DSC nhận thấy tiến độ pháp lý đối với các dự án trọng điểm của KBC không tốt như kỳ vọng, trong đó có Khu công nghiệp Tràng Duệ 3. Dự án này vẫn chưa nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư dù đã có khách hàng ký MOU. DSC kỳ vọng việc phát hành tăng vốn vào cuối năm sẽ giúp thúc đẩy các bước pháp lý của dự án, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ năm 2025.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Một số nhóm ngành dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, bán lẻ, vật liệu xây dựng. Ngược lại, những nhóm ngành có thể sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng bao gồm chứng khoán, vận tải, thủy sản...

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời đang phải đối mặt với những biến động lớn khi cựu CEO Nguyễn Duy Thuận bị đề nghị có biện pháp ngăn chặn vì đã có hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản của công ty. Cùng với đó, tình trạng nợ nần và thua lỗ lớn đã đẩy tập đoàn vào giai đoạn khó khăn chưa từng có...

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Ba chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt giảm điểm vào 7/10 khi các nhà giao dịch hạ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất và lo ngại xung đột Trung Đông sẽ tác động tới giá dầu…

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Dù chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều, song áp lực giảm sâu là rất khó xảy ra. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục, nhưng hạn chế việc mua bình quân giá xuống. Cần kiên nhẫn chờ đợi vùng hỗ trợ mạnh 1.250-1.255 điểm hoặc chờ thêm tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu...

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Nhiều doanh nghiệp niêm yết hé lộ kết quả kinh doanh quý 3/2024

Nhiều doanh nghiệp niêm yết hé lộ kết quả kinh doanh quý 3/2024

Nhiều chuyên gia cho rằng, lợi nhuận quý 3/2024 của các doanh nghiệp được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt. Từ đó, dòng tiền trên thị trường chứng khoán có thể tìm đến những nhóm ngành, cổ phiếu kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 tăng trưởng hoặc có câu chuyện đầu tư riêng…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ