Kết thúc năm 2018, VN-Index dừng ở 892,54 điểm

VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối năm ở mức 892,54 điểm, giảm 8,27 điểm (-0,92%) so với phiên trước, và giảm 91,7 điểm (-9,32%) so với cuối năm 2017.
Kết thúc năm 2018, VN-Index dừng ở 892,54 điểm

Còn HNX-Index tăng nhẹ 0,25 điểm (0,24%) so với phiên trước lên mức 104,23 điểm, nhưng lại giảm 12,63 điểm (-10,81%) so với cuối năm 2017.

Áp lực bán tăng mạnh cuối phiên đã khiến thị trường chịu áp lực rung lắc mạnh, trong đó, VN-Index đảo chiều giảm trở lại.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn như đã có những diễn biến bất ngờ. VIC đột ngột bị bán về mức giá sàn (95.300 đồng/CP) vào cuối phiên và có ảnh hướng lớn nhất khiến VN-Index giảm sâu.

Bên cạnh đó, VNM cũng giảm 2,6% xuống 120.000 đồng/CP. VRE giảm 4,5% xuống 27.000 đồng/CP. VCS phiên hôm nay cũng giảm mạnh 9,7% xuống 67.600 đồng/CP.

Ngoài ra, còn khá nhiều cổ phiếu bị ‘dìm’ vào cuối phiên như PLX PVD, MSN, BVH…

Chiều ngược lại, trái ngược với hai cổ phiếu họ VIN thì VHM giữ được sắc xanh nhẹ khi tăng 0,1% lên 73.400 đồng/CP. Các mã như ROS, SAB, HDB, ACB, BID… và giúp kìm hãm đáng kể đà giảm của VN-Index trong khi giúp HNX-Index đảo chiều tăng nhẹ trở lại. HPG dù không tăng giá vào cuối phiên nhưng có thể nhận thấy lực cầu đỡ giá ở cổ phiếu này là khá tốt giúp HPG đứng ở mức tham chiếu 30.950 đồng/CP.

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp với tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 208,5 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 4.000 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đã bước vào giai đoạn biến động mạnh kể từ đầu năm 2018 (trái ngược với giai đoạn tăng trưởng ổn định 2016 - 2017).

Trong đó, các yếu tố tạo nên biến động có thể kể đến là diễn biến các nền kinh tế lớn cùng chính sách tiền tệ các ngân hàng trung ương (Mỹ, Trung Quốc, EU, Anh, Nhật…), chiến tranh thương mại, biến động giá dầu và các xung đột địa chính trị…

Ngành ngân hàng dù có dự báo khá tệ trong năm 2019, nhưng giá cổ phiếu dường như đã chiết khấu quá lớn so với những gì sẽ diễn ra. Ngành này vẫn dự kiến có tốc độ tăng trưởng dù không lớn như 2017 - 2018, nhưng như thế cũng là đủ thấy giá cổ phiếu ngân hàng đã có sự hấp dẫn.

Xu hướng bứt phá của nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn trong tăng trưởng lợi nhuận 2 năm trở lại đây (2017 - 2018) đi kèm với mức tăng vượt trội của mặt bằng giá cổ phiếu ở nhóm này, nhiều khả năng sẽ không kéo dài sang năm 2019.

Điều này mở ra cơ hội đầu tư ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa với hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định, hiện đang bị định giá thấp và không thu hút được sự chú ý của thị trường trong thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...