Kêu gọi đầu tư dự án Điện mặt trời Long Sơn tỉnh Khánh Hòa

Dự án Điện mặt trời Long Sơn có sử dụng đất với tổng diện tích dự kiến là 200 ha, tổng chi phí thực hiện Dự án (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) là 3.400 tỷ đồng.
Kêu gọi đầu tư dự án Điện mặt trời Long Sơn tỉnh Khánh Hòa

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa công khai thông tin dự án Điện mặt trời Long Sơn để kêu gọi nhà đầu tư. 

Dự án sẽ được thực hiện tại xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; dự kiến thời gian thực hiện Dự án là năm 2019. Nhà máy Điện mặt trời Long Sơn có công suất 170MWp, được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia bằng cấp điện áp 220kV.

Nhà đầu tư quan tâm có thể nộp hồ sơ đăng ký cho Sở KH&ĐT Khánh Hòa. Đối tượng đăng ký tham gia Dự án theo quy định tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Thông tư số 16/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. 

Công ty CP Năng lượng Long Sơn là đơn vị lập đề xuất Dự án.   

Theo Sở Công thương Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh có nhiều địa điểm có thể phát triển điện năng lượng mặt trời, diện tích có thể đưa vào sản xuất điện năng lượng mặt trời là hơn 7.500 ha, tổng công suất hơn 3.000 MW. Qua khảo sát, các địa phương có tiềm năng lớn để phát triển nguồn năng lượng này là Cam Ranh, Cam Lâm, Vạn Ninh…

Hiện nay địa bàn 3 xã, gồm Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đã được 5 nhà đầu tư chọn địa điểm lập dự án điện mặt trời. Trong khi đó, tại huyện Cam Lâm có 5 nhà đầu tư đề xuất địa điểm làm dự án thuộc các xã Cam An Bắc, Cam Phước Tây, hồ Đá Bàn, hồ Suối Dầu. Còn ở huyện Vạn Ninh, hiện nay đã có nhà đầu tư chọn địa điểm làm dự án tại xã Vạn Hưng.

Trước tình trạng có nhiều doanh nghiệp muốn làm điện mặt trời ở các vùng phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa mong muốn các bộ, ngành Trung ương cho phép Khánh Hòa triển khai điện năng lượng mặt trời một phần trên các hồ chứa của tỉnh.

>>Đầu tư gần 2.500 tỷ đồng xây dựng hai nhà máy điện Mặt Trời ở Phú Yên

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.